Chào mừng quý khách đã đến với Trang Thông tin điện tử Cục Thống kê TP.Cần Thơ - Địa chỉ: 8A Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Trang chủ
           Giới thiệuv
Tin tức sự kiệnv
Lĩnh vực chuyên mônv
Ấn phẩm thống kê
Văn bản pháp lý
Văn bản của thành phố
Văn bản của Cục
Văn bản của Ngành
Văn bản của Nhà nước
Tin tức & Sự kiện
Tình hình KT-XH tháng 10 năm 2022 - 25/10/2022

 Tình hình kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2022, tiếp tục phục hồi, khởi sắc ở tất cả các lĩnh vực; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 31,88% so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp, thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Thị trường tiền tệ, tín dụng, nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay đều tăng khá so với đầu năm, tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng có mức tăng khá, tăng 44,4% so với cùng kỳ, các hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi, thị trường và nhu cầu người dân tăng cao, cùng với hoạt động du lịch phục hồi nhanh kéo theo doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng mạnh;…  

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế: Tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài; sự phục hồi ở các ngành, lĩnh vực chưa đồng đều; đặc biệt tình hình diễn biến kinh tế thế giới bất ổn và giá xăng, dầu tiếp tục có xu hướng tăng, đã làm tăng giá nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành sản phẩm tăng, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước. Thu ngân sách chưa đạt yêu cầu; giải ngân vốn đầu tư công thấp;... Cụ thể, kết quả hoạt động của từng ngành, lĩnh vực như sau:

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tháng Mười trong điều kiện thời tiết diễn biến thuận lợi, các quận huyện tập trung thu hoạch diện tích lúa thu đông còn lại. Diện tích trồng lúa vụ thu đông giảm so với cùng kỳ, giảm chủ yếu chuyển đổi sang sử dụng cho mục đích khác và trồng cây ăn quả có năng suất, sản lượng hiệu quả kinh tế cao hơn; chăn nuôi ổn định, không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản tăng 8,61% so với cùng kỳ.

a) Nông nghiệp

Cây lúa: Diện tích gieo trồng lúa thu đông được 66.839 ha, giảm 4,51% so với cùng kỳ. Lúa thu đông thu hoạch gần dứt điểm và hiện đã thu hoạch được 59.012 ha, sớm hơn 2.304 ha so với cùng kỳ. Năng suất ước tính đạt 55,11 tạ/ha, giảm 1,17% so với cùng kỳ, sản lượng ước tính đạt 325.199 tấn, giảm 4,88% so với cùng kỳ.

Cây hàng năm khác: Tổng diện tích gieo trồng rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày được 16.389 ha, thấp hơn 647 ha so với cùng kỳ. Trong đó, rau đậu các loại gieo trồng được 12.042 ha, giảm 3,79% so với cùng kỳ; cây ngô (bắp) gieo trồng được 986 ha, thấp hơn so với cùng kỳ 180 ha, thu hoạch được 797 ha.

Cây lâu năm: Diện tích cây ăn trái được mở rộng và hình thành một số vùng sản xuất tập trung chuyên canh với diện tích 10.392 ha. Tổng diện tích cây ăn trái ước được 24.015 ha, chiếm 94% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 3,51% so với cùng kỳ năm 2021, sản lượng ước khoảng 162.834 tấn, tăng 14,48% so với cùng kỳ. Sản lượng trái cây tăng cao do chuyển đổi từ đất trồng cây hàng năm sang cây ăn trái từ các năm trước hiện tại đang vào giai đoạn thu hoạch rộ. Bên cạnh đó, bà con nông dân được ngành Nông nghiệp hỗ trợ về kỹ thuật chăm sóc cây trồng nên ngày càng tiếp cận được các kỹ thuật tiên tiến, nâng cao chất lượng sản xuất...

Chăn nuôi: Tháng 10/2022, tổng đàn heo ước khoảng 130.986 con, tăng 1,63% so với cùng kỳ; đàn trâu 272 con, giảm 4,23% so với cùng kỳ; đàn bò 4.383 con, tăng 4,01% so với cùng kỳ; đàn gia cầm 2.241 nghìn con, tăng 16,61% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng/2022, sản lượng thịt heo xuất chuồng ước đạt 17.946 tấn, tăng 2,55% so với cùng kỳ; sản lượng thịt gia cầm ước đạt 6.308 tấn, tăng 11,39% so với cùng kỳ, trong đó thịt gà xuất chuồng ước đạt 1.914 tấn, tăng 8,38% so cùng kỳ 2021; sản lượng trứng gà ước 5.774 nghìn quả, tăng 16,2% so cùng kỳ 2021.

b) Lâm nghiệp: Ước tính đến tháng 10/2022, toàn thành phố đã trồng được 723 nghìn cây phân tán, tăng 3,29% so với cùng kỳ năm 2021.

c) Thủy sản: Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 4.984 ha, tăng 4,3% so cùng kỳ năm 2021. Tháng 10/2022, sản lượng thủy sản ước đạt 19.328 tấn, tăng 6,61% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, sản lượng thủy sản ước đạt 182.163 tấn, tăng 8,61% so với cùng kỳ, sản lượng thủy sản nuôi trồng ước khoảng 176.554 tấn, tăng 8,43% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng thu được từ cá nuôi nước ngọt ước đạt 175.224 tấn, tăng 8,41% so cùng kỳ năm 2021, chiếm 99,25% tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng nội địa.

Sản lượng cá nuôi nước ngọt tăng tập trung chủ yếu ở cá tra nuôi công nghiệp: Tháng 10/2022, ước đạt 13.126 tấn, tăng 6,63% so với cùng kỳ, lũy kế 10 tháng/2022 ước đạt 151.736 tấn, tăng 8,92% so với cùng kỳ.

Hiện nay, các cơ sở nuôi cung cấp nguồn cá tra nguyên liệu cho thị trường xuất khẩu và chế biến trong những tháng đầu năm thiếu so với nhu cầu, dự báo nguồn cung cấp cá tra nguyên liệu cho việc xuất khẩu và chế biến từ nay đến cuối năm vẫn thiếu. Giá cá tra nguyên liệu tăng do đầu ra xuất khẩu cá tra thuận lợi, trong khi nguồn cung cá tra nguyên liệu tại nhiều địa phương đang giảm, nhất là khi lượng cá tra tới lứa xuất bán không nhiều. Những tháng qua, dù giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên mức khá cao so với năm trước (năm 2021 giá cá có nhiều thời điểm chỉ ở mức 22.000 - 23.000 đồng/kg), nhưng vẫn còn một số người dân không dám thả nuôi cá tra thương phẩm do thiếu vốn, giá cá đầu ra không ổn định và do giá thức ăn và nhiều chi phí đầu vào nuôi cá tra liên tục tăng nên giá thành nuôi cá tra tại nhiều hộ dân đã ở mức 27.000 - 28.000 đồng/kg.

2. Sản xuất công nghiệp

Sản xuất công nghiệp trong tháng Mười tiếp tục khởi sắc, các hoạt động sản xuất kinh doanh đều tăng so với với tháng trước và so với cùng kỳ; nhu cầu sử dụng lao động đang dần được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2022 ước tính tăng 4,6% so với tháng trước và tăng 55,1% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 31,88% so cùng kỳ năm trước.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tháng 10/2022, tăng 4,6% so tháng trước và tăng 55,1% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 67,54%; sản xuất và phân phối điện tăng 23,35%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 12,19% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, IIP tăng  31,88% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 38,42%; sản xuất và phân phối điện tăng 13,34%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 9,06% so với cùng kỳ.

Sản lượng sản phẩm công nghiệp ước 10 tháng/2022, tăng khá cao so với cùng kỳ, cụ thể: Phi lê đông lạnh tăng 39,65% so với cùng kỳ; tôm đông lạnh tăng 37,59%; xay xát gạo tăng 31,82%; thức ăn gia súc tăng 39,9%; nước ngọt (cocacola, 7 up,..) tăng 35,86%; quần áo may sẵn tăng 43,09%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhãn) tăng 68,24%; dược phẩm dạng viên tăng 59,4%; xi măng tăng 49,61%; đinh, đinh mủ, ghim dập tăng 85,21%;… Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước, cụ thể: Nước yến và nước bổ dưỡng khác giảm 68,04%; thuốc lá có đầu lọc giảm 9,71% do sản lượng tiêu thụ sản phẩm thuốc lá có đầu lọc nhãn hiệu Marlboro giảm nên sản lượng sản xuất sản phẩm giảm; phân khoáng và phân hóa học NPK giảm 21,54%, đến thời điểm hiện tại công ty vẫn còn gặp khó khăn về tiêu thụ sản phẩm phân khoáng, vì vậy sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ và chưa đạt kế hoạch đề ra.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tháng 10/2022 tăng 84,84% so với tháng cùng kỳ. Tính chung 10 tháng/2022, chỉ số tiêu thụ ước tăng 86,39% so với cùng kỳ. Sau nhiều nỗ lực của doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước liên quan, nông dân phần nào yên tâm chăn nuôi, sản xuất để các doanh nghiệp chế biến thực phẩm có nguồn nguyên liệu sản xuất ổn định, bên cạnh đó, giá cá nguyên liệu vẫn giữ mức cao trong nhiều tháng qua, đây là một trong những động lực giúp nhà nông mạnh dạn xuống giống tái vụ, tăng tiêu thụ cho ngành sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm gạo có nhiều khởi sắc, hiện nay đang vào vụ thu hoạch lúa thu đông, các doanh nghiệp tranh thủ cơ hội đẩy mạnh thu mua lúa gạo nguyên liệu, ký kết các hợp đồng cung ứng sản phẩm gạo mới thu hoạch với các đơn vị phân phối nội địa với sản lượng lớn. Vì vậy sản lượng tiêu thụ lúa gạo tăng cao.

Bên cạnh những ngành có sản lượng tăng, vẫn còn những ngành đối mặt với khó khăn từ thị trường tiêu thụ, như ngành sản xuất phân bón; sản xuất thuốc lá. Mặc dù chỉ số tiêu thụ của ngành may mặc tăng so với cùng kỳ, nhưng theo báo cáo của công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ngành may mặc, hiện nay công ty đang gặp khó khăn về tiêu thụ, các thị trường truyền thống có sức mua giảm.

 Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 01/10/2022 giảm 56,07% so với tháng cùng kỳ và tăng 6,72% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so với cùng kỳ như: Chế biến, bảo quản thủy sản; sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản; sản xuất thuốc lá; sản xuất phân bón; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật; sản xuất xi măng; sản xuất sắt thép;…Bên cạnh đó, vẫn còn một số ngành chỉ số tồn kho còn nhiều như: Xay xát lúa gạo; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú); sản xuất giày dép; sản xuất giấy nhăn, bìa nhăn, bao bì từ giấy và bìa; sản xuất sản phẩm từ plastic; sản xuất bi, bánh răng, hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động;…

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ước tháng 10/2022 tăng 0,51% so với tháng trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng 0,32%; doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng 0,98% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 0,1%. Tình hình lao động tại các doanh nghiệp ước tháng 10/2022 không biến động nhiều so với tháng trước, hầu hết các doanh nghiệp đã tuyển dụng được lao động theo đúng yêu cầu sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Thời gian tới, một số công ty trên địa bàn thành phố có kế hoạch mở rộng nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, một số doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất để cung ứng ra thị trường vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tuyển dụng lao động sẽ tăng trong những tháng cuối năm.

3. Đầu tư

Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý từ đầu năm đến nay vẫn còn khá chậm. Một số công trình dự án trọng điểm, có vốn kế hoạch năm 2022 cao, nhưng vẫn chưa được khởi công đúng như kế hoạch đề ra, đa số các dự án mới đang trong giai đoạn chuẩn bị thủ tục ban đầu. Ngày 04/10/2022, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ban hành Quyết định số 3560/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn nguồn ngân sách trung ương năm 2022, giao bổ sung 300 tỷ đồng cho 03 dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư.

a) Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Mười ước tính đạt 727,48 tỷ đồng, tăng 8,23% so với tháng trước và tăng 59,76% so cùng kỳ năm 2021. Tính chung 10 tháng năm 2022, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 4.259,36 tỷ đồng, bằng 55,65% kế hoạch năm và tăng 42,61% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: (1) Vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố đạt 2.681,19 tỷ đồng, bằng 45,20% kế hoạch năm, tăng 34,80% so với cùng kỳ; (2) Vốn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện đạt 1.578,18 tỷ đồng, bằng 91,63% kế hoạch năm, tăng 58,19% so với cùng kỳ năm trước.

Tình hình thực hiện một số dự án trên địa bàn Thành phố:

Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3), Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.167 tỷ đồng (đã điều chỉnh), được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban Quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.032,65 tỷ đồng. Hiện nay, chủ đầu tư và nhà thầu đã triển khai thi công gói thầu cải tạo hệ thống thoát nước khu vực trung tâm quận Ninh Kiều, giá trị hợp đồng thi công hơn 313,85 tỷ đồng, gói thầu tập trung thi công cải tạo hệ thống thoát nước ở 32 tuyến đường tạo thông thoáng, thoát nước thuận lợi và thảm lại mặt đường đảm bảo mỹ quan đô thị, nhà thầu đang tập trung thi công đặt hệ thống cống thoát nước các tuyến đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, dự kiến gói thầu sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2024. Sau nhiều năm xây dựng, đến nay tiến độ chung của dự án còn khá chậm, mới có 03/59 gói thầu cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng, các gói thầu được giao vốn kế hoạch năm nay còn khá chậm, cụ thể: Gói thầu cầu Trần Hoàng Na tiến độ mới đạt khoảng 70,00%, đường Hoàng Quốc Việt tiến độ đạt khoảng 30,90%, công trình cải tạo rạch Cái Sơn - Mương Khai tiến độ đạt khoảng 81,80%.

Dự án đường Vành đai phía Tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C, dự án do Sở Giao thông vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư  3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Kế hoạch vốn năm 2022 được giao 1.494,7 tỷ đồng; dự án có chiều dài toàn tuyến trên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Sau thời gian chuẩn bị các thủ tục ban đầu, đến nay chủ đầu tư đang khẩn trương triển khai công tác lựa chọn nhà thầu để khởi công một số gói thầu thuộc dự án vào quý IV/2022. Cụ thể, gói thầu số 20 thi công xây dựng cầu Ba Láng có giá trị dự toán được phê duyệt là 505,98 tỷ đồng; gói thầu số 16 thi công xây dựng đường và các cầu (đoạn Km03+000 - Km06+080) có giá trị dự toán được phê duyệt là 481,39 tỷ đồng; gói thầu thi công xây dựng đường và các cầu (đoạn Km06+080 - Km09+340) có giá trị dự toán được phê duyệt là 476,46 tỷ đồng.

Dự án xây dựng cầu Tây Đô, dự án có tổng mức đầu tư là 208 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 30 tỷ đồng, dự án có chiều dài trên 140 m, gồm 2 nguyên đơn, 4 làn xe. Sau thời gian tập trung thi công, vừa qua, dự án xây dựng cầu Tây Đô nguyên đơn 1 đã chính thức hợp long, tiến độ thực hiện nguyên đơn 1 đến nay đạt khoảng 80%, đơn vị thi công dự kiến sẽ thông xe cầu Tây Đô nguyên đơn 1 vào ngày 31/12/2022 để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, sau đó đơn vị thi công sẽ tháo dỡ cầu Tây Đô (cũ) để tiếp tục thi công nguyên đơn 2 và các hạng mục còn lại của công trình.

Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ, dự án có tổng mức đầu tư là 1.727,9 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA do Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2022 được giao là 1.072,61 tỷ đồng. Hiện tại, dự án vẫn còn đang tạm dừng thi công để thống nhất lại một số điều khoản trong hợp đồng giữa đơn vị tài trợ và chủ đầu tư, đây là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố, UBND thành phố đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án kéo dài đến ngày 11/7/2025.

b) Công tác giải ngân

Tính đến ngày 19/10/2022, tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản được 3.664,58 tỷ đồng đạt 41,90% kế hoạch năm, trong đó ngân sách địa phương 3.457,50 tỷ đồng đạt 45,20%.

c) Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Trong tháng, thành phố cấp mới 02 dự án với tổng vốn đầu tư 159,99 triệu USD. Lũy kế 10 tháng/2022, cấp mới 04 dự án FDI, vốn đăng ký 174,07 triệu USD; chấm dứt hoạt động 04 dự án với tổng vốn đăng ký 5,27 triệu USD. Hiện có 85 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.223,25 triệu USD.

d) Tình hình đăng ký doanh nghiệp

Trong tháng 10, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 101 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 1.016 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng/2022 cấp mới đăng ký kinh doanh cho 1.512 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 11.248 tỷ đồng, vượt 8% KH về số lượng doanh nghiệp và đạt 70,3% KH về vốn đăng ký năm 2022. So cùng kỳ năm 2021, số doanh nghiệp tăng 54,3% và số vốn bằng 68,7%.

4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, góp phần khôi phục lại nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh tiếp tục được quan tâm kịp thời tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các hoạt động. Tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố lưu thông thông suốt. Các doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đẩy mạnh tiêu dùng trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10/2022, ước đạt 10.379,37 tỷ đồng, tăng 1,54% so với tháng trước và tăng 52,84% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, ước đạt 96.494,71 tỷ đồng, tăng 44,4% so với cùng kỳ. Trong đó:

Bán lẻ hàng hóa: Tình hình cung ứng hàng hóa thiết yếu của thành phố ổn định, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân; các chợ đã hoạt động trở lại góp phần nâng cao giá trị thương mại và lưu chuyển hàng hóa trở nên sôi động, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu mua sắm của người dân. Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước tính tháng 10/2022 đạt 7.931,33 tỷ đồng, tăng nhẹ so với tháng trước tăng 0,75% và tăng 34,59% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2022, ước đạt 73.629,81 tỷ đồng, tăng 34,96% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu ngành lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất ước đạt 22.085,48 tỷ đồng, tăng 17,14% so với cùng kỳ; ngành có tỷ trọng thấp nhất là Nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) với doanh thu ước đạt 738,06 tỷ đồng, tăng 28,02% so với cùng kỳ; ngoài ra còn 7 nhóm ngành khác có mức tăng cao hơn mức tăng trưởng chung như: Vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 89,19%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 37,59%; ô tô các loại tăng 60,88%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 74,31%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 60,09%; hàng hóa khác tăng 54,36%; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ tăng hơn 2 lần so cùng kỳ.

Lưu trú, ăn uống: Hoạt động thương mại, dịch vụ diễn ra sôi nổi, thị trường và nhu cầu người dân tăng cao, cùng với hoạt động du lịch phục hồi nhanh kéo theo doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng mạnh. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 10/2022 ước đạt 1.177,82 tỷ đồng, tăng 7,02% so tháng trước và gần 4 lần so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022 đạt 10.483,24 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ, cụ thể: Dịch vụ lưu trú ước đạt 961,02 tỷ đồng, tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 9.522,22 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ.

Du lịch lữ hành: Hoạt động du lịch từng bước phục hồi và có sự tăng trưởng trở lại, thúc đẩy tăng trưởng các ngành kinh tế địa phương. Lượng khách đến tăng nên nhiều khách sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch hoạt động nhộn nhịp. Bên cạnh việc nghỉ Lễ 30/4, 01/5 và 02/9 nhiều ngày, thành phố còn thu hút thêm du khách qua các hoạt động du lịch hè. Doanh thu du lịch lữ hành tháng 10/2022, ước đạt 57,43 tỷ đồng, tăng 5,74% so tháng trước và tăng đột biến so với cùng kỳ, vì cùng kỳ hoạt động lữ hành gần như không có do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Thành phố đang đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, tổ chức và tham gia các sự kiện văn hóa lớn trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong dịp các dịp Lễ tổ chức các chuỗi sự kiện thu hút lượng lớn du khách đến tham quan. Tính chung 10 tháng năm 2022, ước đạt 387,37 tỷ đồng, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ.

Dịch vụ khác: Trong tháng 10/2022, hầu hết các ngành dịch vụ đều có tốc độ tăng cao so cùng kỳ năm trước, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 1.212,79 tỷ đồng, tăng 1,51% so tháng trước và tăng hơn 2 lần so cùng kỳ. Trong đó một số dịch vụ có mức tăng khá cao phải kể đến như: Ngành dịch vụ nghệ thuật, vui chơi và giải trí tăng hơn 6 lần; ngành dịch vụ khác tăng hơn 5 lần so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 11.994,29 tỷ đồng, tăng 58,30% so với cùng kỳ, đặc biệt dịch vụ kinh doanh bất động sản sôi động rõ nét, với doanh thu ước đạt 4.079,84 tỷ đồng, tăng 43,62% so cùng kỳ.

 

5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá cả hàng hóa tháng 10/2022, tại một số chợ truyền thống, siêu thị và các cửa hàng tiện ích có biến động giảm nhẹ và dần đang ổn định do phụ thuộc vào nguồn cung cầu hàng hóa và các chương trình khuyến mãi giảm giá tại các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Việc điều chỉnh giảm giá xăng dầu đã tác động đến thị trường, giúp giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ có dấu hiệu hạ nhiệt, mặc dù một số mặt hàng lương thực thực phẩm đã giảm giá bán nhưng mức độ giảm chưa tương xứng với giá xăng dầu. Điều này không chỉ giúp giảm phần nào áp lực về chi phí cho doanh nghiệp mà còn giúp giảm bớt gánh nặng chi phí cho người tiêu dùng, mức giảm này giúp cho thị trường hàng hóa giữ ở mức thấp và nhiều kỳ vọng giảm tiếp trong thời gian tới.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2022 giảm 0,36% so với tháng trước; tăng 1,19% so với tháng cùng kỳ năm trước, tăng 1,42% so với tháng 12 năm trước; chỉ số giá bình quân 10 tháng tăng 2,49% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 01 nhóm Thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá tăng 0,07% so với tháng trước và 01 nhóm Giáo dục có chỉ số giá ổn định so với tháng trước.

9 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước, gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,08%; đồ uống và thuốc lá giảm 0,17%; may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,36%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,18%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,07%; giao thông giảm 2,82%; bưu chính viễn thông giảm 0,05%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,12%; hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,09%.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 10 năm 2022

Trong tháng, hầu hết các nhóm hàng chính đều có chỉ số giảm so với tháng trước với mức giảm nhẹ 0,36% do nhu cầu tiêu dùng và giá cả đang dần ổn định do nguồn cung tăng và do áp dụng các chương trình khuyến mãi giảm giá.

Từ ngày 01/10, mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm 18.500 đồng, xuống 405.000 đồng, là mức giảm sâu nhất kể từ tháng 4. Giá gas tháng 10 giảm là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu bình quân đạt 575 USD một tấn, giảm 65 USD so với tháng trước. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới do nguồn cung nội địa chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ. Việc khu vực châu Âu đã trữ nhiên liệu cho mùa đông ngay từ đầu mùa thu đã giúp giá gas thế giới tạm thời hạ nhiệt trong ngắn hạn, khiến giá gas trong nước cũng được các doanh nghiệp điều chỉnh giảm theo.

Đối với mặt hàng xăng dầu, trong tháng có 03 đợt điều chỉnh. Đến ngày 21/10, mỗi lít xăng tăng 200 - 340 đồng, còn dầu tăng thêm 600 - 840 đồng. Sau điều chỉnh, mỗi lít xăng RON 95-III có mức giá mới là 22.340 đồng; E5 RON 92 là 21.490 đồng. Còn dầu diesel tăng thêm 600 đồng, lên mức 24.780 đồng/lít; dầu hỏa tăng lên 23.660 đồng/lít. Trong khi đó dầu mazut được nhà điều hành điều chỉnh giảm 200 đồng, về còn 13.890 đồng/kg. Giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay đã qua 28 kỳ điều chỉnh, trong đó 15 lần tăng, 13 lần giảm. So với đầu năm, mỗi lít xăng RON 95-III rẻ hơn khoảng 1.530 đồng nhưng dầu diesel lại mắc hơn trên 6.500 đồng.

Chỉ số giá vàng tăng 0,81% so với tháng trước, tăng 1,55% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,11% so với tháng 12 năm trước. Chỉ số giá vàng tăng do tác động sụt giảm trên thị trường chứng khoán Mỹ và thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới cũng góp phần đẩy giá vàng đi lên. Bên cạnh đó, căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine cũng khiến dòng tiền tìm đến thị trường vàng, kéo theo giá vàng trong nước cũng biến động giảm theo. Ngoài ra, vàng thế giới tăng nhẹ do lập trường chính sách tiền tệ tích cực liên tục của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, thúc đẩy các cơ sở kinh doanh vàng bạc đá quý trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/10/2022 trên địa bàn thành phố là 5.275.000 đồng/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 1,85% so với tháng trước, tăng 5,44% so với cùng kỳ năm trước, tăng 4,94% so với tháng 12 năm trước. Giá đô la Mỹ tăng trong bối cảnh trái phiếu bị bán tháo trở lại do lo ngại suy thoái kinh tế gia tăng sau khi ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát và Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) liên tục tăng lãi suất trong thời gian qua khiến đồng USD tăng giá. Tại thị trường trong nước, ngày 21/10, tỷ giá trung tâm USD/VND tại Ngân hàng Nhà nước được niêm yết ở mức 23.682 đồng/USD. Tỷ giá tham khảo đô la Mỹ tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước giữ ở mức 24.380 đồng 12 (bán ra). Cụ thể, tại Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua - bán USD ở mức 24.360 - 24.670 đồng/USD. Ngân hàng BIDV giao dịch mua - bán USD ở mức 24.410 - 24.690 đồng/USD. Cùng thời điểm trên, Ngân hàng Vietinbank niêm yết giao dịch mua - bán ở quanh mức 24.330 - 24.770 đồng/USD. Giá đô la Mỹ ngày 21/10/2022 là 24.690 đồng/USD.

6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục hồi và tăng trở lại, kéo theo nhu cầu đi lại và du lịch của người dân tăng nên kết quả hoạt động vận tải trên địa bàn thành phố tăng cao. Trong đó, vận chuyển hành khách gấp hơn 2 lần và luân chuyển hành khách tăng 56,08% so với cùng kỳ năm trước.

Trong tháng 10/2022, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát ước đạt 285,88 tỷ đồng, tăng 22,75% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng ước đạt 2.746,72 tỷ đồng, tăng 30,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 584,75 tỷ đồng, tăng 50,69%; vận tải hàng hoá ước đạt 1.560,55 tỷ đồng, tăng 23,69%; dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 545,29 tỷ đồng, tăng 34,77%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 56,14 tỷ đồng, tăng 12,41% so cùng kỳ.

Vận tải hành khách: Số lượt hành khách vận chuyển trong tháng 10/2022 ước đạt 1.552,33 nghìn hành khách, giảm 0,96% so với tháng trước và tăng 32,42% so với cùng kỳ; số lượt hành khách luân chuyển đạt 84.265,47 nghìn hành khách.km, giảm 1,02% so tháng trước và tăng 49,84% so cùng kỳ. Tính chung Mười tháng, số lượt hành khách vận chuyển ước đạt 22.400,37 nghìn hành khách, hơn 2 lần so với cùng kỳ; số lượt hành khách luân chuyển đạt 788.904,03 nghìn hành khách.km, tăng 56,08% so với cùng kỳ năm trước.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 10/2022, ước đạt 812,14 nghìn tấn, giảm 7,02% so với tháng trước và tăng 24,82% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 140.667,78 nghìn tấn.km, giảm 6,26% so tháng trước, tăng 20,45% so với cùng kỳ. Tính chung Mười tháng, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 8.690,97 nghìn tấn, tăng 24,02% so với cùng kỳ; khối lượng hàng hóa luân chuyển ước tính đạt 1.415.176,44 nghìn tấn.km, tăng 21,67% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông: Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng 10/2022 ước đạt 6,89 tỷ đồng, tăng 13,21% so tháng trước và tăng 15,01% so với cùng kỳ. Tính chung 10 tháng năm 2022, doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 56,14 tỷ đồng, tăng 12,41% so cùng kỳ năm trước.

Sở Thông tin và Truyền thông đã thẩm định, cấp giấy phép và văn bản xác nhận hoạt động bưu chính nội tỉnh cho Công ty TNHH đầu tư công nghệ và dịch vụ APG. Hướng dẫn chuyên môn phòng VHTT các quận giải quyết kiến nghị của người dân: Quận Cái Răng về việc phát triển trạm BTS trên địa bàn do lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng; quận Ninh kiều về việc hạ ngầm cáp viễn thông đi trên vỉa hè trước cửa nhà; quận Bình Thủy giải về việc di dời cáp viễn thông đi ngang qua phần đất của người dân để xây dựng nhà. Kiểm tra, rà soát đánh giá về việc phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại các xã vùng xa, đảm bảo hạ tầng viễn thông theo tiêu chí về nông thôn mới.

7. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Thành phố tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thu NSNN. Tích cực tuyên truyền các kế hoạch, chính sách thuế đến doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh; kiểm soát chặt chẽ công tác kê khai và kế toán thuế; thường xuyên kiểm tra tình hình kinh doanh, hồ sơ kê khai thuế; đôn đốc công tác thu hồi nợ thuế.

Thu ngân sách nhà nước: Tng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn lũy kế thực hiện đến ngày 20/10/2022 đạt 11.110,11 t đồng, bng 65,90% d toán HĐND thành phố giao, tăng 3,05% so vi cùng k. C th mt s khon thu chính như sau:

Thu nội địa đạt 8.484,67 tỷ đồng, bng 79,92% so vi d toán HĐND thành phố giao, chiếm 76,37% tng thu và tăng 13,74% so vi cùng k. Trong đó các khoản thu từ doanh nghiệp ngoài nhà nước; thuế bảo vệ môi trường; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết (bao gồm cả xổ số điện toán) chiếm ttrong ln và ln lượt tăng 15,45%, 10,57% và 16,28% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, một số khoản thu vẫn còn giảm so cùng kỳ như: Thu t doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vn tiếp tc gim và gim đến 24,58%; thu tiền bán nhà, KH, thuê nhà thuộc SHNN giảm 86,26%; thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản giảm 9,47%...

Thu cân đối t hot động xut, nhp khu đạt 258,51 tỷ đồng, bng 51,70% so vi d toán HĐND thành phố giao, chiếm 2,33% tng thu và giảm 51,49% so vi cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương: Tng chi ngân sách địa phương lũy kế thực hiện đến ngày 20/10/2022 đạt 10.274,11 t đồng, bng 59,95% d toán HĐND thành phố giao, tăng 30,93% so vi cùng k. Trong đó:

Chi đầu tư phát trin đạt 5.371,67 tỷ đồng, bằng 52,82% d toán, chiếm 52,28% tng chi ngân sách địa phương và tăng 62,90% so vi cùng kỳ.

Chi thường xuyên đạt 4.844,58 tỷ đồng, bằng 74,73% d toán, chiếm  47,15% tng chi ngân sách địa phương và tăng 10% so vi cùng k. Trong đó: Chi cho s nghip giáo dc, đào to đạt 1.734,79 tỷ đồng, bng 70,61% so vi d toán và tăng 6,52% so vi cùng k; chi cho s nghip y tế đạt 312,06 tỷ đồng, bng 83,92% so vi d toán và giảm 0,59% so vi cùng k.

b) Tín dụng ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phối hợp các bộ ngành liên quan, tổ chức chính trị xã hội làm tốt công tác tín dụng đối với các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình tín dụng, chính sách xã hội, đặc biệt là chương trình Nghị quyết số 43/2022/QH2015 của Quốc hội. Trong tháng 10/2022, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ đã tổ chức triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bảo đảm sự ổn định, an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Vốn huy động: Đến cuối tháng 10/2022, vốn huy động ước đạt 103.500 tỷ đồng, tăng 0,68% so với đầu tháng, tăng 11,33% so với đầu năm, trong đó vốn huy động VNĐ là 100.300 tỷ đồng, chiếm 96,91%, tăng 0,67%; ngoại tệ là 3.200 tỷ đồng, chiếm 3,09%, tăng 1,20% so với đầu tháng.

 

Tổng dư nợ cho vay: Đến cuối tháng 10/2022, tổng dư nợ cho vay ước đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 0,54% so đầu tháng, tăng 16,07% so với đầu năm. Nợ xấu là 2.100 tỷ đồng, chiếm 1,50% tổng dư nợ cho vay.

Lãi suất huy động (VNĐ): Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 01 tháng tại các ngân hàng phổ biến ở mức 0,1% - 0,2%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 3,5% - 4,0%/năm; lãi suất tiền gửi từ 6 đến 12 tháng phổ biến 5,5% - 6,6%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến mức 6,2% - 6,8%/năm tùy theo từng loại kỳ hạn.

Lãi suất (USD): Lãi suất huy động thực hiện theo quy định là 0%/năm; lãi suất cho vay phổ biến ngắn hạn 3,0% - 3,8%/năm, trung dài hạn 4,5% - 5,1%/năm.

Lãi suất cho vay (VNĐ): Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên là 4,5%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn phổ biến đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường phổ biến đối với ngắn hạn từ 5,5% - 7,8%/năm; trung, dài hạn từ 8,0% - 9,6%/năm.

8. Các vấn đề xã hội

a) Giáo dục và Đào tạo

Triển khai văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục về tăng cường công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; công tác đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ mầm non, học sinh (HS), học viên, giáo viên trong đợt triều cường tháng Mười; truyền thông và hưởng ứng chiến dịch truyền thông “Vui Trung thu và tựu trường an toàn” về tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ 5 đến dưới 18 tuổi.

Triển khai tổ chức hưởng ứng 10 năm thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022; phát động Cuộc thi viết “Gương người tốt, việc tốt” đến công chức, viên chức, người lao động ngành giáo dục thành phố; tuyên truyền Tháng hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.

Tiếp tục phát động Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022.

Tỷ lệ huy động HS đến lớp đúng độ tuổi năm học 2022 - 2023: Mẫu giáo 96,46% (KH 99,10%); Tiểu học 100% (KH 100%); THCS 99,04% (KH 95%); 83,57% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT (KH: phấn đấu ít nhất 82% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT và giáo dục nghề nghiệp).

b) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Tình hình dịch bệnh: Tính từ ngày 15/9/2022 đến ngày 14/10/2022, Thành phố Cần Thơ ghi nhận 999 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 108 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong; lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 5.315 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 4.566 trường hợp so cùng kỳ năm 2021. Bệnh tay chân miệng ghi nhận 193 trường hợp mắc, tăng 47 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong; lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 1.822 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 712 trường hợp so cùng kỳ năm 2021. Sởi và sốt phát ban nghi sởi không ghi nhận trường hợp mắc, không tăng giảm so với tháng trước; lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 02 trường hợp mắc, không có tử vong, tăng 01 trường hợp so cùng kỳ năm 2021. Tiêu chảy 915 trường hợp, giảm 11,17% so với tháng trước.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19: Trong tháng ghi nhận 60 trường hợp mắc, 02 trường hợp tử vong; giảm 15 ca mắc và tăng 01 ca tử vong so với tháng trước (85 trường hợp mắc, 01 tử vong). Lũy tích từ đầu năm đến nay ghi nhận 8.570 trường hợp mới mắc, có 372 ca tử vong. Tiếp tục thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ, đạt được nhiều kết quả tích cực trong kiểm soát tình hình dịch Covid-19, khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.

Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tích cực triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, đẩy nhanh việc cập nhật, “làm sạch” dữ liệu tiêm chủng. Thành lập đoàn kiểm tra công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại một số trạm y tế trên địa bàn quận/huyện Cờ Đỏ, Thới Lai, Cái Răng. Trình Ủy ban nhân dân thành phố về việc đăng ký nhu cầu vắc xin phòng Covid-19 cho các tháng cuối năm 2022 tại thành phố Cần Thơ. Rà soát thống kê nhu cầu vắc xin cho trẻ em từ 06 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố gửi Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 14/10/2022, có 3.468.172 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 102,4% số liều được phân bổ), cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ 02 liều cơ bản cho dân số từ 12 tuổi trở lên và mũi 1 cho trẻ từ 5 - 11 tuổi. Tỷ lệ tiêm mũi 3,4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên lần lượt đạt 69% và 76,1%. Tỷ lệ trẻ từ 12 - 17 tuổi tiêm mũi 3 đạt 58,2%. Tỷ lệ trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm mũi 2 là 90%. Triển khai Chiến dịch truyền thông phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới với chủ đề “Vì một Việt Nam vững vàng và khỏe mạnh”.

Công tác y tế dự phòng khác: Chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác phòng chống sốt xuất huyết, các cơ sở khám chữa bệnh chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thuốc, trang thiết bị, đường dây nóng để tiếp nhận và điều trị các trường hợp sốt xuất huyết nặng; tăng cường phòng chống bệnh đậu mùa khỉ; thực hiện giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu, cơ sở khám chữa bệnh và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng. Tổ chức kiểm tra, giám sát chiến dịch diệt lăng quăng kết hợp phun hóa chất diệt muỗi chủ động trong phòng, chống dịch Sốt xuất huyết và Zika tại 9 quận, huyện. Triển khai tiêm bổ sung vắc xin bại liệt (IPV) trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2022, kết quả đã tiêm đạt 95,89% trẻ theo kế hoạch.

Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 7.148 trường hợp. Trong đó, tử vong 2.592 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.556 trường hợp. Điều trị ARV cho 4.756 trường hợp, điều trị Methadone cho 319 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

c) Văn hóa, thể dục, thể thao

Văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Khu vực văn hóa” trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Báo cáo, đánh giá thực tiễn thi hành Thông tư số 17/2011/TT-BVHTTDL ngày 02/12/2011 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới” và Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL ngày 24/9/2014 về quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “Đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”. Phối hợp Báo Cần Thơ thực hiện trang “Văn hóa cơ sở” 04 kỳ phát hành 599 tờ báo đến ấp, khu vực. Phối hợp Đài PTTH Cần Thơ thực hiện chương trình Chuyện văn hóa 02 kỳ phát trên sóng truyền hình thành phố Cần Thơ.

Công tác đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng: Ban hành Tờ trình đề nghị xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố về đặt tên, đổi tên đường trên địa bàn thành phố, gửi UBND thành phố. Công văn lấy ý kiến về chọn tên bổ sung vào Ngân hàng tên đường và công trình công cộng thành phố Cần Thơ; Công văn xin ý kiến xem xét, hướng dẫn Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng.

Thư viện: Hệ thống thư viện công cộng toàn thành phố bổ sung 1.077 bản sách, phục vụ 308.750 lượt người, 587.878 lượt thông tin tài liệu.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ thu hút 47.847 lượt khách.

Nhà hát Tây Đô: Tổ chức biểu diễn 06 suất và phục vụ khoảng 2.200 lượt người xem.

Thể dục, thể thao: Từ đầu năm đến ngày 19/10/2022, cử 192 HLV, 868 lượt VĐV (485 nữ) tham dự 74 giải thể thao quốc gia, đạt 420 huy chương các loại: 138 HCV - 128 HCB - 154 HCĐ (trong đó 06 HCV, 03 HCB, 02 HCĐ tại Seagames 31 năm 2022; 03 HCV, 01 HCB, 03 HCĐ tại Giải vô địch Taekwondo vô địch Đông Nam Á; 04 HCV, 02 HCB, 01 HCĐ tại Đại hội Thể thao Người Khuyết tật Đông Nam Á năm 2022).

d) Chính sách lao động - xã hội

Lĩnh vực lao động: Thành phố Cần Thơ (TPCT) giải quyết việc làm 4.203 lao động. Lũy kế từ đầu năm đã giải quyết việc làm cho 50.447 lao động (cung ứng lao động đi làm việc nước ngoài là 417 người), đạt 100,09% kế hoạch, tăng 114,64% so với cùng kỳ năm 2021.

Trung tâm Dịch vụ việc làm TPCT đã thực hiện tư vấn việc làm, chính sách việc làm và học nghề cho 12.373 lượt; giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho 1.576 lượt, cung ứng lao động trong và ngoài nước 301 người qua các hình thức: Người lao động đến liên hệ trực tiếp tại Trung tâm, gián tiếp qua hộp thư điện tử (email), tổng đài điện thoại, nhóm quản trị nhân sự Cần Thơ, mạng xã hội Zalo và Facebook của Trung tâm, Cổng thông tin Việc làm Cần Thơ, trực tiếp tại Ngày gặp gỡ nhà tuyển dụng thứ Hai hàng tuần. Số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp là 960 hồ sơ giảm 10,95% so với tháng báo cáo liền trước (1.078 hồ sơ), tăng 82,86% so với cùng kỳ báo cáo năm 2021 (525 hồ sơ). Thực hiện thu thập 548 vị trí việc làm trống của doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thông qua khảo sát, cập nhật từ các kênh tuyển dụng các doanh nghiệp; thu thập thông tin của 334 lượt lao động có nhu cầu tìm việc vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động.

Thực hiện chính sách Người có công: Tính đến ngày 20/10/2022, toàn thành phố hiện có 5.423 Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng; trong đó có 28 Mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, tất cả các Mẹ đều đã được các đơn vị nhận phụng dưỡng.

Lĩnh vực xã hội: Tham gia Đoàn lãnh đạo thành phố thăm chúc thọ 03 cụ tròn 100 tuổi tại huyện Cờ Đỏ. Tổ chức 09 lớp tập huấn công cụ, quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022 trên địa bàn quận, huyện có 790 đại biểu tham dự. Kết quả 10 tháng/2022 trợ cấp thường xuyên cho hơn 325.432 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ở ngoài cộng đồng với tổng kinh phí hơn 167 tỷ đồng, đảm bảo 100% đối tượng bảo trợ xã hội được trợ giúp xã hội đúng và đủ theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

đ) Tình hình tai nạn giao thông

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ (từ ngày 15/9/2022 đến ngày 14/10/2022) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông đường bộ, tăng 08 vụ so cùng kỳ; chết 11 người, tăng 10 người so với cùng kỳ; không có người bị thương, giảm 03 người so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng/2022, tổng số vụ tai nạn giao thông 61 vụ (60 vụ đường bộ và 01 vụ đường thủy), 61 người chết và 6 người bị thương.

Tình hình cháy, nổ tháng 10/2022 (từ ngày 15/9/2022 đến 14/10/2022) trên địa bàn thành phố Cần Thơ không xảy ra vụ cháy, nổ (không tăng giảm so với cùng kỳ). Lũy kế 10 tháng/2022, tổng số 11 vụ cháy, nổ, gồm (10 vụ cháy và 01 vụ nổ); thiệt hại tài sản thống kê được 1.561 triệu đồng./.   

CỤC THỐNG KÊ TP CẦN THƠ   

Các biểu số liệu:

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2022

 Số liệu KTXH tháng 10/2022

 
Các tin khác
Tình hình KTXH tháng 3 và quý I năm 2023 - 24/03/2023
Tình hình KT-XH tháng 02 năm 2023 - 28/02/2023
Tình hình KT-XH tháng 01 năm 2023 - 30/01/2023
Tình hình KT-XH quý IV và năm 2022 - 27/12/2022
Tình hình KT-XH tháng 11 năm 2022 - 25/11/2022
Tình hình KT-XH quý III và 9 tháng năm 2022 - 26/09/2022
Tình hình KT-XH tháng 08 năm 2022 - 24/08/2022
Tình hình KT-XH tháng 07 năm 2022 - 25/07/2022
Tình hình KT-XH tháng 06 năm 2022 - 25/06/2022
Tình hình KT-XH tháng 05 năm 2022 - 07/06/2022