Chào mừng quý khách đã đến với Trang Thông tin điện tử Cục Thống kê TP.Cần Thơ - Địa chỉ: 8A Nguyễn Văn Cừ, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Trang chủ
           Giới thiệuv
Tin tức sự kiệnv
Lĩnh vực chuyên mônv
Ấn phẩm thống kê
Văn bản pháp lý
Văn bản của thành phố
Văn bản của Cục
Văn bản của Ngành
Văn bản của Nhà nước
Tin tức & Sự kiện
Tình hình KTXH tháng 3 và quý I năm 2023 - 24/03/2023

Thành phố Cần Thơ đang quyết tâm phấn đấu hoàn thành tiến độ mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020-2025; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; đồng thời phấn đấu thực hiện thắng lợi chủ đề năm 2023 “Tăng cường xây dựng Đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tập trung các nguồn lực đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố”, góp phần lập thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Cần Thơ quý I/2023 có nhiều chuyển biến tích cực: Sản xuất nông nghiệp ổn định, thời tiết thuận lợi, giá lúa đang có xu hướng tăng và năng suất thu hoạch đạt khá; tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ổn định, không xảy ra dịch bệnh; sản lượng thu hoạch thủy sản tăng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu; hoạt động sản xuất tại các doanh nghiệp sôi động sau kỳ nghỉ Tết, một số doanh nghiệp đã ký kết hợp đồng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài; hoạt động bán lẻ hàng hóa nhộn nhịp do nhu cầu tiêu dùng của người dân trở lại trạng thái bình thường; du lịch phục hồi nhanh kéo theo doanh thu tăng mạnh; hoạt động ngân hàng bảo đảm sự ổn định, an toàn trong thanh toán, vốn huy động tăng nhẹ so với đầu quý.  

Kết quả cụ thể các ngành, lĩnh vực trong quý I/2023 như sau:   

1. Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

a) Nông nghiệp

Quý I năm 2023, ngành Nông nghiệp tập trung chăm sóc, thu hoạch lúa đông xuân và xuống giống lúa hè thu 2023, duy trì sản xuất 140 “cánh đồng lớn” với tổng diện tích 35.685 ha; giá phân bón giảm, giá lúa tăng dẫn đến thu nhập của người trồng lúa tăng so cùng kỳ; dịch bệnh có xảy ra trên một số cây trồng nhưng được kiểm soát, khống chế sự bùng phát trên diện rộng. Sản xuất cây ăn quả chủ lực tiếp tục phát triển theo vùng chuyên canh tập trung; đã có 8 vùng trồng sầu riêng được Trung Quốc phê duyệt mà số và đã xuất khẩu chuyến hàng sầu riêng đầu tiên từ TP Cần Thơ sang Trung Quốc theo Nghị định thư ký kết giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc.

Chỉ số giá sản xuất sản phẩm nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I/2023 tăng so với quý trước 1,47% và so với cùng kỳ năm trước tăng 8,81%. Chủ yếu tăng ở nhóm sản phẩm Nông nghiệp tăng 1,46% so với cùng kỳ năm trước, nhóm sản phẩm lâm nghiệp tăng 6,66%, nhóm mặt hàng sản phẩm thuỷ sản khai thác và thủy sản nuôi trồng tăng 12,79% so với cùng kỳ năm 2022.

- Trồng trọt

+ Cây lúa: Lúa đông xuân đã xuống giống 75.028 ha giảm 1,33% hay 1.011 ha so vụ cùng kỳ năm trước do chuyển đổi qua trồng cây lâu năm, cây màu vụ Xuân, xây dựng hạ tầng kinh tế. Đến 15/3 đã thu hoạch 54.784 ha, ước năng suất đạt 74,54 tạ/ha, tăng 0,37 tạ/ha so vụ đông xuân năm 2022; dự kiến vụ lúa sẽ két thúc thu hoạch vào cuối tháng 3/2023.

Giá bán lúa tươi vụ đông xuân tăng khoảng 15-20% so cùng kỳ do, nhu cầu nhập gạo các thị trường Trung Quốc, Philippines và các nước Châu Phi cao và nguyên nhân chủ yếu là nông dân đã chuyển đổi trồng các giống lúa chất lượng cao, lúa cao sản.

Lúa hè thu đã xuống giống 32.120 ha đạt 46,14% so với kế hoạch và chậm hơn 5.952 ha so với cùng kỳ.

+ Cây hàng năm khác:  Tổng diện tích gieo trồng rau, màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày tháng Ba khoảng 1.051 ha, lũy kế quý I/2023 5.929 ha. Trong đó, rau đậu các loại gieo trồng được 4.683 ha, tăng 2,27% hay 106 ha so với cùng kỳ; cây bắp gieo trồng được 325 ha, giảm 15,14% hay 58 ha so với cùng kỳ.

+ Cây lâu năm: Tổng diện tích quý I/2023 ước đạt 25.985 ha, tăng 3,71% (+929 ha) so cùng kỳ 2022. Trong đó, diện tích cây ăn quả 24.607 ha, chiếm tỷ trọng 94,70% trong tổng diện tích cây lâu năm, tăng 0,85 điểm phần trăm so cùng kỳ năm trước (năm 2022 chiếm 93,85%). Ngành Nông nghiệp tiếp tục vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh.

Trên địa bàn thành phố Cần Thơ hiện có 286 cơ sở sản xuất, kinh doanh
giống cây trồng, tăng 9 cơ sở so cùng kỳ. Giá bán tại vườn trong tháng 3/2023 các loại cây ăn trái một số loại như sau: xoài cát Hòa Lộc khoảng 60.000 đồng/kg, xoài Đài Loan ở mức giá 15.000 đồng/kg, mãng cầu Xiêm 22.000 đồng/kg, ổi lê đường 10.000 đồng/kg, chanh không hạt 10.000 đồng/kg, dừa (khô) 5.000 đồng/kg,…. Giá các mặt hàng trái cây đang phục hồi tăng trở lại sau  cửa khẩu qua Trung Quốc mở cửa nhập hàng nông sản.

- Chăn nuôi:

Chuyển biến rõ nét về tổ chức sản xuất, chăn nuôi trang trại, tập trung theo chuỗi khép kín, an toàn sinh học; phát triển chăn nuôi theo quy trình VietGAHP. Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố không xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (bệnh tai xanh ở heo, dịch tả heo Châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu, bò, lở mồm long móng gia súc và cúm gia cầm). Chỉ số giá sản xuất chăn nuôi trong quý I/2023 giảm 2,53% so với quý trước, chủ yếu biến động nhiều ở nhóm sản phẩm chăn nuôi lợn: giảm 3,32% so với quý trước.

Tại thời điểm tháng 3/2023, tổng đàn heo 121.962 con, giảm 0,91% so cùng kỳ, với 53.804 con lợn xuất chuồng, ước sản lượng đạt 5.369 tấn, cao hơn cùng kỳ 9,24%; đàn bò 4.313 con, giảm 1,10%; đàn gia cầm 2.057 ngàn con, giảm 9,74% so cùng kỳ năm trước, ước sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 1.973 tấn trong đó, sản lượng thịt gà xuất chuồng quý I ước 770 tấn, tăng 12,23% so cùng kỳ; sản lượng trứng gia cầm 21.278 ngàn trứng, trong đó sản lượng trứng gà 1.689 ngàn quả, tăng 0,84% so cùng kỳ 2022.

Giá heo hơi quý I/2023 dao động giá 48 – 52 ngàn đồng/kg, giảm 3,32% so với quý trước và khoảng 4,79% so cùng kỳ do, nguồn cung đã vượt cầu (sản lượng nội địa tăng, cạnh tranh với thịt heo nhập khẩu và sức mua người dân giảm mạnh vì thu nhập giảm, lạm phát tăng…)  

 b) Lâm nghiệp  

Ngành Nông nghiệp luôn tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn chăm sóc các cây đã trồng những năm trước và trồng mới cây lâm nghiệp ở những vùng đất nhỏ lẻ ven các tuyến lộ giao thông nông thôn. Ước tính quý I/2023, toàn thành phố đã trồng được 193 ngàn cây phân tán, tăng 9,66% so cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước khoảng 1.303 m3 giảm 1,44%. Củi khai thác khoảng 14.432 ste giảm 0,54% so cùng kỳ năm trước.

c) Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản đến ngày 15/3 (không bao gồm diện tích sản xuất giống) ước đạt 2.053 ha, tăng 8.17% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích nuôi cá tra thâm canh, bán thâm canh ước đạt 477 ha, giảm 10% hay 53 ha so cùng kỳ 2022 do đang cải tạo ao để thả vụ tiếp theo và giá thức ăn tăng cao nhưng giá bán không ổn định nên chưa quyết định thả nuôi; diện tích các loại cá như: cá trê, cá rô, điêu hồng, chép...thả nuôi lúy kế được 1.570 ha, tăng 15,27% so với cùng kỳ năm trước.

Sản lượng thủy sản tháng Ba ước đạt 20.914 tấn, lũy kế quý I/2023 đạt 44.182 tấn, tăng 2,74% so cùng kỳ năm trước, như sau: Sản lượng thủy sản nuôi trồng nội địa ước đạt 43.701 tấn, tăng 2,73% so cùng kỳ (trong đó cá tra đạt 41.132 tấn, tăng 798 tấn hay 1,98% so cùng kỳ năm trước); sản lượng thủy sản khai thác nội địa tháng Ba ước đạt 147 tấn, quý I/2023 ước đạt 481 tấn, tăng 3,22% so cùng kỳ năm 2022.

Hiện nay, giá bán cá tra nguyên liệu ở mức 30.000 - 31.000 đồng/kg, tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tăng khoảng 3.000 đồng/kg so với đầu năm 2023.  

Giá cá tra giống dao động từ 40.000 - 42.000 đồng/kg, tăng 11.000 đồng/kg so với cùng kỳ, trong đó cá giống kích cỡ 2 cm chiều cao thân - mẫu 30 con/kg giá từ 40.000 - 41.000 đồng/kg, giá cá giống 1,5 cm chiều cao thân - mẫu 70 con/kg giá từ 41.000 - 42.000 đồng/kg.

 2. Sản xuất công nghiệp

Ngành công nghiệp ước quý I/2023 đạt mức tăng 3,73% so với cùng kỳ năm trước. Ngành xay xát gạo, thức ăn cho thủy sản, sản xuất nước ngọt, dầu thực vật tăng so cùng kỳ, tuy nhiên ngành sản xuất bao bì nhất là bao bì giấy khó khăn trong việc kiếm đơn hàng mới, sản xuất sắt thép vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn từ thị trường, tình hình sản xuất và chế biến thủy sản nguồn nguyên liệu chưa nhiều, giá cả nguyên liệu tăng cao khi giá bán không tăng.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp (IIP): ước thực hiện tháng 3/2023 tăng 12,12% so tháng trước và tăng 10,95% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 13,18%; ngành phân phối điện tăng 3,76% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 7,18% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung quý I/2023, IIP ước tăng 3,73% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,32%, ngành phân phối điện tăng 5,06% và ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý xử lý rác thải, nước thải tăng 4,93%. Trong quý một số doanh nghiệp lớn ngành chế biến thực phẩm, sản xuất đồ uống, may mặc, in ấn, sản xuất giấy và bao bì từ giấy gặp những khó khăn lớn về đơn hàng đầu ra sản phẩm, giá nguyên liệu, mức cầu thị trường giảm…Cụ thể: Sản xuất (SX) chế biến thực phẩm chỉ tăng 2,04%, SX trang phục giảm 7,30%, ngành in ấn giảm 3,93% do, từ đầu năm đến nay chưa có đơn hàng xuất khẩu hoặc chỉ nhận được những đơn hàng nhỏ; giá nguyên liệu đầu vào tăng nhưng giá bán không tăng…đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của doanh nghiệp.     

 Một số sản phẩm tăng đáng kể so cùng kỳ, như: Xay xát gạo tăng 24,91%, thức ăn thủy sản tăng 7,60%, nước ngọt tăng 6,84%; đinh, đinh mủ, ghim dập tăng 21,11%, chăn mền các loại ước tăng 6,41%; xi măng tăng 10,48%, điện thương phẩm tăng 6,99%; nước uống được tăng 11,97%…do các doanh nghiệp hoạt động xay xát nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu sang thị trường Sigapore, Malaysia, Hàn Quốc, Đức, Dubai, Australia và tăng cường sản xuất để có đủ nguồn hàng cung ứng cho đối tác theo hợp đồng đã ký,…

Song song với những sản phẩm tăng, cũng còn một số sản phẩm sản xuất giảm so với cùng kỳ, cụ thể như: Thủy hải sản đã được chế biến giảm 6,09%, bao và túi dùng để đóng gói hàng từ nguyên liệu dệt khác giảm 34,06%, quần áo may sẵn giảm 20,78%, phân khoáng và phân hóa học NPK giảm 47,64%; sát thép giảm 12,28%,... các doanh nghiệp chế biến và bảo quản thủy sản thiếu nguồn nguyên liệu, một số phân xưởng phải tạm dừng sản xuất; một số doanh nghiệp ngành may mặc chưa ký được hợp đồng xuất khẩu năm 2023… 

Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Ước tháng 3/2023 tăng 5,08% so với tháng trước và tăng 16,00% so với tháng cùng kỳ. Tính chung quý I/2023, chỉ số tiêu thụ tăng 9,98% so với cùng kỳ.

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tại thời điểm 01/3/2022 tăng 53,70% so với tháng cùng kỳ và giảm 0,64% so với tháng trước. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng mạnh so với cùng kỳ như: chế biến, bảo quản thủy sản giảm 23,32%; tôm đông lạnh 46,24%; sản xuất bia đóng lon gấp 3,03 lần; xay xát và sản xuất bột thô tồn kho gấp 4,83 lần so tháng cùng kỳ, do: Các doanh nghiệp xay xát gạo, may mặc chưa đến thời hạn giao hàng đã ký kết; việc xuất khẩu sản phẩm may mặc đang gặp khó khăn, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí logictics tăng cao, doanh nghiệp nhận được ít đơn hàng nhập khẩu từ công ty đối tác; các ngành sản xuất sắt thép, bia đóng lon, sản xuất bao bì từ giấy do mức tiêu thụ giảm đã ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp.

Bên cạnh những sản phẩm có chỉ số tồn kho tăng vẫn có nhiều ngành có chỉ số tồn kho giảm so với tháng trước, như: sản xuất thuốc lá; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục); sản phẩm sản xuất từ plastic;…

Chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp: ước tháng 3/2023 tăng 0,61% so với tháng trước, giảm 3,66% so với cùng kỳ năm trước, trong đó lao động khu vực doanh nghiệp nhà nước ước giảm 20,24%; doanh nghiệp ngoài nhà nước giảm 1,04% và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 5,12% so cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của doanh nghiệp sản xuất phụ kiện giày dép, hiện tại doanh nghiệp đang hạn chế tuyển dụng mới lao động, vì vậy lực lao động tại doanh nghiệp giảm so với cùng kỳ vì không tuyển dụng mới bù đắp vào lao động không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp.

Xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2023 cho thấy đa số doanh nghiệp đang kỳ vọng vào thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước trong thời gian tới, tình hình sản xuất kinh doanh quý II/2023 được nhận định khả quan hơn thời gian qua. Tuy nhiên, đa số doanh nghiệp chưa thể đưa ra nhận định gì về khối lượng thành phẩm tồn kho, giá bán sản phẩm cũng như số lượng lao động bình quân tại doanh nghiệp trong thời gian tới.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2023 so với quý trước cho thấy: có 44,33% số doanh nghiệp đánh giá tốt lên, 21,65% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn và 34,02% doanh nghiệp nhận định tình hình sản xuất kinh doanh không thay đổi. Dự kiến quý II/2023 so với quý hiện tại, có 47,42% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên, 17,53% số doanh nghiệp đánh giá tình hình vẫn còn khó khăn và 35,05% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh vẫn không thay đổi.

Về khối lượng sản xuất, có 45,36% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý I/2023 tăng so với quý trước, 20,62% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm. Xu hướng quý II/2023 so với quý I/2023, có 49,48% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng, 16,49% số doanh nghiệp dự báo giảm.  

Về đơn đặt hàng mới, 39,78% số doanh nghiệp đánh giá doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng mới quý I/2023 tăng so với quý trước, 22,58% số doanh nghiệp đánh giá đơn đặt hàng mới giảm. Xu hướng quý II/2023 so với quý I/2023, có 47,31% số doanh nghiệp dự báo đơn đặt hàng mới sẽ tăng; 16,13% số doanh nghiệp dự báo giảm.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý I/2023 so với quý trước, có 36,17% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu cao hơn; 36,17% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu giảm. Xu hướng quý II/2023 so với quý I/2023, có 52,17% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu; 21,74% số doanh nghiệp dự kiến giảm.

3. Đầu tư và xây dựng

a) Vốn đầu tư phát triển

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý I/2023 ước đạt 6.866,86 tỷ đồng, giảm 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn khu vực Nhà nước đạt 1.844,52 tỷ đồng, tăng 1,95 lần; nguồn vốn ngoài nhà nước đạt 3.977,97 tỷ đồng, giảm 28,96% và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1.017,84 tỷ đồng, tăng gần 2 lần so với cùng kỳ.

Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 03/2023 ước đạt 542,93 tỷ đồng, tăng 11,19% so với tháng trước và tăng 84,48% so cùng kỳ năm 2022. Tính chung 3 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.409,45 tỷ đồng, bằng 24,82% kế hoạch năm và tăng 59,07% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp thành phố đạt 834,99 tỷ đồng, bằng 21,34% kế hoạch năm và tăng 57,08% so với cùng kỳ năm trước; vốn ngân sách nhà nước cấp quận, huyện đạt 574,46 tỷ đồng, bằng 32,51% kế hoạch năm và tăng 62,05% so với cùng kỳ.

 + Vốn nhà nước Trung ương quản lý gồm các dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách do trung ương quản lý trên địa bàn thành phố, những tháng đầu năm 2023 được phân bổ chi tiết chưa nhiều, đến thời điểm hiện tại chỉ có một số  dự án nâng cấp, kiểm soát, cải tạo nguồn nước, thủy lợi thông luồng trên các hệ thống kênh rạch chính trên địa bàn thành phố giúp cho tàu bè lớn dễ dàng lưu thông; một số dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc của các cơ quan trung ương tại thành phố Cần Thơ.

+ Thực hiện vốn đầu tư phát triển thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý, ba tháng đầu năm tiến độ thực hiện của nhiều dự án đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án còn chậm tiến độ, thậm chí một số dự án chưa thể khởi công như kế hoạch dự kiến do vướng thủ tục ban đầu, công tác giải phóng mặt bằng hỗ trợ tái định cư còn vướng mắc, một số dự án khởi công đã lâu, nhưng chủ đầu tư chưa bàn giao đủ mặt bằng sạch để đơn vị thi công thực hiện liên tục.

+ Vốn ngoài nhà nước chủ yếu là doanh nghiệp của địa phương, hộ dân cư và những dự án do liên doanh giữa những tổng công ty, tập đoàn trong nước được cấp phép đầu tư, xây dựng trên địa bàn thành phố; và dự án xây dựng nhà máy, trụ sở làm việc, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố, cụ thể: Dự án mở rộng nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do Công ty TNHHH TKG Tae Kwang Cần Thơ làm chủ đầu tư, ước vốn đầu tư thực hiện quý 1 gần 100 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn FDI của đơn vị.

Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm và dự án sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố:

 Dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố  

(1) Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, giai đoạn 1, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ, đây là một trong hai dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố, dự án thành phần 2 đoạn qua địa bàn thành phố Cần Thơ do Ban quản lý dự án đầu tư thành phố làm chủ đầu tư, có chiều dài hơn 37 km, đi qua 3 huyện: Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ và Thới Lai, có tổng mức đầu tư được phê duyệt là 9.721,5 tỷ đồng, được thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương. Hiện nay các huyện đang khẩn trương thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư cho các trường hợp bị ảnh hưởng, dự kiến đến 30/6/2023 sẽ bàn giao mặt bằng đạt 70% để phục vụ thi công tuyến cao tốc, 30% mặt bằng còn lại sẽ bàn giao vào cuối năm 2023.

(2) Dự án thành phần đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021 - 2025 đoạn ngang thành phố Cần Thơ - Hậu Giang, đây cũng là một trong 2 dự án trọng điểm của Trung ương trên địa bàn thành phố, thành phần đoạn Cần Thơ - Hậu Giang có tổng mức đầu tư hơn 10.370 tỷ đồng và chỉ có 1 gói thầu xây lắp. Hiện nay, đơn vị được giao làm chủ đầu tư đang phối hợp với UBDN quận Cái Răng đang tiến hành chi trả bồi hoàn cho các trường hợp bị ảnh hưởng bởi dự án.

Một số Dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố

(1) Dự án phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị (dự án 3): Dự án có tổng mức đầu tư hơn 9.167 tỷ đồng (đã điều chỉnh), được thực hiện bằng nguồn vốn ODA, do Ban quản lý ODA thành phố Cần Thơ làm chủ đầu tư. Kế hoạch vốn năm 2023 được giao 1.897,02 tỷ đồng. Hiện nay đơn vị thi công, nhà thầu đang tập trung nhân lực, thiết bị đẩy nhanh tiến độ các gói thầu đang triển khai, cụ thể:

+ Gói thầu cải tạo nâng cấp các tuyến đường trong nội ô thành phố đã triển khai thi công 10 tuyến, trong đó có 5 tuyến đã hoàn thiện trả lại mặt bằng và thảm nhựa;

+ Gói thầu cống Hàng Bàng, đến nay cơ bản hoàn thành 95% tiến độ, đang thi công nhà điều hành và đường dẫn;

+ Công trình xây dựng Âu Thuyền Cái Khế có tổng mức đầu tư hơn 142 tỷ đồng, đến nay tiến độ thực hiện đạt khoảng 72,33%.

(2) Dự án đường Vành đai phía tây nối liền quốc lộ 91 và quốc lộ 61C: Dự án do Sở Giao thông vận tải thành phố làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư  3.837,7 tỷ đồng, đây là dự án thuộc nhóm A loại dự án công trình đô thị. Kế hoạch vốn năm 2023 được giao 475,13 tỷ đồng. Dự án có chiều dài toàn tuyến trên 19 km, trong đó điểm đầu giao với quốc lộ 91 và đường tỉnh 922, điểm cuối giao với quốc lộ 61C, trên tuyến có 49 cây cầu. Tỷ lệ giải phóng mặt bằng đã thực hiện được khoảng 30%, một số gói thầu xây lắp, đơn vị thi công đã ồ ạt triển khai vào đầu tháng 02/2023.

(3) Dự án Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ: Dự án có tổng mức đầu tư là 1.727,9 tỷ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn ODA do Sở Y tế thành phố làm chủ đầu tư. Hiện tại, dự án vẫn còn đang tạm dừng thi công để thống nhất lại một số điều khoản trong hợp đồng giữa đơn vị tài trợ và chủ đầu tư, đây là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố, UBND thành phố đã đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định điều chỉnh thời gian thực hiện dự án kéo dài đến ngày 02/7/2025.

(4) Dự án Xây dựng và nâng cấp mở rộng đường tỉnh 923: Dự án có tổng mức đầu tư 576 tỷ đồng, do Sở Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, kế hoạch vốn năm 2023 được giao là 150 tỷ đồng, dự án đi qua huyện Phong Điền và quận Ô Môn. Hiện nay, dự án đang trong giai đoạn đo đạc, kiểm kê và bồi hoàn giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư đã tổ chức đấu thầu để triển khai thi công.

(5) Dự án Kè Cái Sơn - Hàng Bàng: Dán có tổng mức đầu tư trên 300 tỷ đồng, do Chi Cục Thủy lợi thành phố làm chủ đầu tư, dự án có chiều dài 2,8 km, được thực hiện từ năm 2019. Dự án gồm 3 gói thầu, trong đó gói thầu số 1 và gói thầu số 2 thuộc phường An Bình, quận Ninh Kiều, gói thầu số 3 thuộc phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, đến nay, chỉ có gói thầu số 3 là hoàn tất, 2 gói thầu còn lại tiến độ thực hiện được khoảng 60%, do vướng mặt bằng, trên tuyến còn nhiều hộ dân chưa bàn giao mặt bằng, đây cũng là một trong những dự án chậm tiến độ của thành phố.

 Ngoài những dự án nêu trên, thành phố còn 5 dự án trọng điểm đã được phê duyệt hoặc trong giai đoạn chuẩn bị và hoàn thiện thủ tục ban đầu sẽ khởi công trong thời gian tới, cụ thể: Dự án xây dựng Trụ sở Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ, Dự án xây dựng Khu hành chính thành phố Cần Thơ, Dự án xây dựng Thư viện thành phố Cần Thơ, Xây dựng hạ tầng cho trung tâm điều hành thông minh IOC, Cải tạo, mở rộng 05 nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

b) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Tháng 3/2023, chưa có dự án được cấp mới; điều chỉnh tăng vốn đầu tư 01 dự án (tăng 38,8 triệu USD). Quý I/2023, thành phố chưa thu hút được dự án mới, đồng thời đã chấm dứt hoạt động 01 dự án với tổng vốn đăng ký 01 triệu USD. Trên địa bàn thành phố hiện nay có 85 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 2.261,06 triệu USD.   

 c) Tình hình đăng ký doanh nghiệp  

Tổng số doanh nghiệp lũy kế đến cuối tháng 2/2023 là 15.105 doanh nghiệp, trong đó: Số doanh nghiệp phát sinh mới trong tháng là 368 doanh nghiệp; số doanh nghiệp còn đang hoạt động là 14.141; số doanh nghiệp giải thể, bỏ địa điểm kinh doanh, tạm ngưng hoạt động là 964 doanh nghiệp.

Trong tháng 3/2023, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 108 doanh nghiệp các loại hình, với tổng vốn đăng ký hơn 441 tỷ đồng. Quý I/2023, cấp mới đăng ký kinh doanh cho 395 doanh nghiệp, đạt 19,75% KH; tổng vốn đăng ký 1.759 tỷ đồng, đạt 12,56% KH. So cùng kỳ năm 2022, số doanh nghiệp đăng ký bằng 64,13% và số vốn đăng ký mới bằng 75,38%.

d) Hoạt động xây dựng

Giá trị sn xut ngành xây dng quý I/2023 (theo giá hin hành) ước đạt 4.272,85 t đồng, tăng 7,42% so vi cùng k, gim 21,82% so vi quý trước. Trong đó, khu vc doanh nghip ngoài nhà nước đạt 1.543,71 t đồng, tăng 24,95% so vi cùng k, gim 34,26% so vi quý trước; khu vc loi hình khác đạt 2.707,74 t đồng, gim 1,08% so vi cùng k và 12,03% so vi quý trước.

Từ đầu năm đến nay, những doanh nghiệp xây dựng nhà các loại chủ yếu xây dựng những công trình chuyển tiếp từ năm trước, chưa nhiều dự án mới được khởi công. Nhiều dự án xây dựng nhà ở lớn, được thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn thành phố thì các chủ đầu tư chưa quyết liệt thực hiện vì còn vướng thủ tục pháp lý. Vào dp Tết nguyên đán, s ngày làm vic ít hơn quý IV/2022, lc lượng lao động trong lĩnh vc xây dng đa s là công nhân thi v, sau k ngh Tết mt s công nhân vn chưa tr li làm vic ngay; đó cũng là nguyên nhân ước giá tr sn xut ngành xây dng quý I/2023 gim so vi quý IV/2022.

Giá trị sn xut ngành xây dng quý I/2022 (theo giá so sánh) ước đạt 2.562,01 t đồng, tăng 1,97% so vi cùng k, gim 22,46% so vi quý trước. Trong đó, công trình nhà đạt 1.675,36 t đồng, gim 1,90% so vi cùng k, gim 11,74% so vi quý trước; công trình nhà không để đạt 261,83 t đồng, gim 30,60% so vi cùng k, gim 18,68% so vi quý trước; công trình k thut dân dng đạt 441,08 t đồng, tăng 20,40% so vi cùng k, gim 47,53% so vi quý trước và hot động xây dng chuyên dng đạt 183,74 t đồng, tăng 201,09% so vi cùng k, gim 24,46% so vi quý trước.

4. Thương mại, dịch vụ, du lịch

Do nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của người dân ngày càng tăng cao nên hoạt động thương mại và dịch vụ diễn ra khá sôi động và có mức tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3/2023 (+8,92%) so với tháng trước và (+8,62%) so cùng kỳ; quý I/2023 (+14,57%) so cùng kỳ năm trước. Trong đó, lĩnh vực lưu trú và ăn uống tăng cao nhất so với các nhóm còn lại (+42,44%) so với quý I/2022.

Tổng mc bán l hàng hóa và doanh thu dch v tiêu dùng tháng 3/2023 ước đạt 9.239,43 tỷ đồng, tăng 8,92% so với tháng trước và tăng 8,62% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2023 ước đạt 28.684,03 t đồng, tăng 14,57% so với cùng kỳ.

Bán lẻ hàng hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 3/2023 ước đạt 7.036,45 tỷ đồng, tăng 5,02% so với tháng trước, tăng 10,60% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù nhu cầu tiêu dùng giảm nhiều so với tháng Tết (chủ yếu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình), nhưng doanh thu hầu hết các nhóm hàng đều tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm 2022, trong đó chỉ có 3 nhóm giảm so với tháng cùng kỳ (Ô tô các loại giảm 1,65%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) giảm 2,61%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm giảm 3,45%). Doanh thu quý I/2023 ước đạt 21.365,15 tỷ đồng, tăng 12,10 % so cùng kỳ. Một số nhóm hàng có doanh thu tăng cao so với cùng kỳ như: Hàng may mặc tăng 18,10%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 18,97%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 22,11%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) tăng 31,30%,...

Lưu trú, ăn uống: Trong tháng 3/2023, thành phố đã diễn ra Hi ch Quc tế ph n 8/3 Mua sm và m thc hàng Vit Nam - Thái Lan vi s tham gia ca 200 doanh nghip vi 300 gian hàng phc v nhu cu mua sm và m thc hàng Vit Nam - Thái Lan. Doanh thu lưu trú, ăn uống tháng 3/2023 ước đạt 1.235,96 tỷ đồng, tăng 4,13% so với tháng trước, tăng 40,78% so với cùng kỳ. Quý I/2023, doanh thu lưu trú, ăn uống ước đạt 3.711,13 tỷ đồng, tăng 42,44% so với cùng kỳ. Trong đó: Dịch vụ lưu trú ước đạt 409,44 tỷ đồng, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ; dịch vụ ăn uống ước đạt 3.301,69 tỷ đồng, tăng 36,99% so với cùng kỳ.

Du lịch lữ hành: Từ đầu năm cho đến nay, các khu, điểm du lịch đặc biệt quan tâm đến công tác cải tạo cảnh quan môi trường, xây dựng các sản phẩm mới, tổ chức các chương trình, hoạt động, sự kiện thu hút khách du lịch như: Hội chợ xuân 2023; Ngày hội Du lịch - Đêm hoa Đăng Ninh Kiều, Cần Thơ” lần thứ V - năm 2023; Vườn hoa nghệ thuật năm 2023; Đại nhạc hội Tiger Remix Cần Thơ; Hội chợ Quốc tế phụ nữ 8/3 “Mua sắm và Ẩm thực hàng Việt Nam - Thái Lan”; … Doanh thu du lịch lữ hành tháng 3/2023 ước đạt 18,31 tỷ đồng, tăng 13,08% so với tháng trước, tăng 4,36% so với cùng kỳ. Quý I/2023 ước đạt 52,05 tỷ đồng, tăng 15,70% so với cùng kỳ.

Dịch vụ khác: Hoạt động dịch vụ khác trong và sau Tết sôi động trở lại, doanh thu dịch vụ tháng 3/2023 ước đạt 1.281,03 tỷ đồng, tăng 8,83% so với tháng trước và tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Quý I/2023, ước đạt 3.555,70 tỷ đồng, tăng 6,88% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh thu dịch vụ y tế tăng cao nhất, tăng 48,11% so quý I/2022, do đang là thời điểm giao mùa dễ mắc các bệnh về đường hô hấp nên lượng bnh nhân đến khám, điu tr bnh ti các bnh vin tăng lên đáng kể.

5. Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ

Từ đầu tháng Ba nhiều chương trình khuyến mại kích cầu tiêu dùng, được tổ chức đồng loạt ở các hệ thống siêu thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ nhân dịp 8/3, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, hàng tiêu dùng. Nhu cầu mua sắm tăng, giá cả ổn định và có chiều hướng giảm, thị trường hàng hóa nói chung và các mặt hàng thiết yếu nói riêng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, vẫn có một số hàng hoá có mức giá tăng do ảnh hưởng yếu tố mùa vụ, khan hiếm nguồn cung, chi phí sản xuất tăng do giá nguyên liệu tăng và nhu cầu tiêu dùng tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI):  Tháng 3 năm 2023, giảm 0,01% so với tháng trước; tăng 1,19% so với tháng cùng kỳ năm trước, tăng 0,92% so với tháng 12 năm trước; Chỉ số giá bình quân 3 tháng đầu năm tăng 1,66% so với bình quân cùng kỳ năm trước.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước như: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,15%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,02%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,02%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,69%. Có 4 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số giá giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%; May mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,01%; Giao thông giảm 0,22%; Văn hóa, Giải trí và du lịch giảm 0,2% và có 3 nhóm hàng hóa, dịch vụ có chỉ số ổn định so với tháng trước là: Thuốc, dịch vụ y tế, Bưu chính viễn thông và Giáo dục.

Chỉ số giá tiêu dùng quý I/2023 tăng 0,78% so với quý trước, tăng 1,66% so với quý cùng kỳ và tăng 8,66% so với kỳ gốc 2019.

So với quý trước (quý IV/2022), trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có 10 nhóm hàng hóa, dịch vụ tăng giá: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,42%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,08%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,75%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,69%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,03%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,30%; Giao thông tăng 1,67%; Giáo dục tăng 0,05%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 1,27%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,33%. Chỉ có nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,06% so với quý trước. Đa số các nhóm hàng hóa đều tăng so với quý trước nguyên nhân là do nhu cầu của người dân tăng mạnh trong tháng tập trung mua sắm chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên đán 2023.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI tháng 03 năm 2023   

 Chỉ số tháng 3 giảm nhẹ so với tháng trước, chủ yếu do nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, may mặc mũ nón và giày dép, xăng dầu và nhóm văn hóa giải trí và du lịch. Các nhóm này hóa dịch vụ này giảm do giá thịt heo, gas, xăng dầu, tua du lịch... giá giảm do cung cầu thị trường trong và ngoài nước.

Đối với mặt hàng gas, từ 1/3 mỗi bình gas loại 12 kg đến tay người tiêu dùng giảm 16.000 đồng, xuống 461.000 đồng, do giá nhiên liệu thế giới điều chỉnh. Người dùng sẽ tiết kiệm được 1.333 đồng cho mỗi kg gas (tương đương 16.000 đồng/bình 12 kg) so với tháng trước. Giá gas tháng 3 điều chỉnh là do nhà cung cấp thế giới công bố giá nhiên liệu bình quân giảm xuống 730 USD một tấn, hạ 60 USD một tấn so với tháng 2. Tháng 3 nhiệt độ chuyển sang ấm dần lên khiến nhu cầu nhiên liệu này giảm xuống, giá cũng hạ nhiệt. Hiện giá gas trong nước phụ thuộc vào diễn biến thế giới với nguồn cung nội địa chủ động được khoảng 60% mức tiêu thụ.

Trong tháng, có 3 lần điều chỉnh giá xăng dầu (2 lần giảm, 1 lần tăng). Cộng dồn trong tháng các mặt hàng xăng dầu được điều chỉnh giảm như: mỗi lít xăng RON 95-III và E5 RON 92 giảm 780 đồng, các mặt hàng dầu cũng giảm 800-1.250 đồng. Theo đó, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 22.020 đồng/lít và xăng RON 95 là 23.030 đồng/lít. Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh giảm, mức giảm mạnh hơn giá xăng ở mức 1.200 đồng/lít: Dầu diesel giảm còn 19.300 đồng/lít, dầu hỏa xuống còn 19.460 đồng/lít. Nguyên nhân giảm do bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 10 ngày qua giảm 3,7-9%/thùng, tấn tùy loại. Tương tự, dầu hỏa là 97,15 USD một thùng, tức hạ 7%.

Các nguyên nhân tác động đến giá CPI quý I năm 2023

Trong quý, đa số các nhóm hàng hoá dịch vụ đều có chỉ số giá tăng, đặc biệt là giá các mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống đặc biệt là dịch vụ phục vụ cá nhân, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, hoa tươi...biến động tăng giảm đan xen trong các tháng do trùng vào dịp Tết nguyên đán, Rằm tháng giêng, dịp Lễ tình nhân 14/2 và Quốc tế phụ nữ 8/3. Nguyên nhân tăng phụ thuộc vào luật cung cầu hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng mạnh vào các dịp lễ tết, do yếu tố mùa vụ, nguồn nguyên liệu, sức mua của người dân và các chương trình giảm giá vào những ngày đặc biệt trong tháng.

Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm trong các tháng của quý I/2023. Nếu so với quý I/2022 thì nhóm nhiên liệu giảm 10,33% đã tác động đến chỉ số giá nhóm giao thông giảm 3,63% và tăng 1,67% so với quý IV/2022. Cụ thể, giá bình quân của xăng A95 tăng 602 đồng/lít tăng 2,69%; xăng E5 tăng 623 đồng/lít tăng 2,90%; dầu Diezel giảm 2.421 đồng/lít giảm 10,24% so với quý trước. Nếu so với quý 1/2022 thì giá bình quân của xăng A95 giảm 2.882 đồng/lít giảm 11,15%; xăng E5 giảm 2.984 đồng/lít giảm 11,90%; dầu Diezel tăng 813 đồng/lít tăng 3,98%. Do ảnh hưởng của giá xăng dầu nhập khẩu thế giới nên giá trong nước được điều chỉnh theo. Như vậy, từ đầu năm đến nay, giá mặt hàng xăng dầu đã có 5 lần tăng, 3 lần giảm và một lần giữ nguyên.

Giá gas tăng mạnh trong quý I/2023 (2 lần điều chỉnh giảm và 1 lần điều chỉnh tăng, tính chung cả quý giá gas tăng 24.600 đồng/bình 12kg). Nếu so với quý cùng kỳ (quý I/2022) giá gas chỉ tăng 24.600đồng trong khi giá cùng kỳ tăng 48.000đồng/bình 12kg. So với quý trước (quý 4/2022) giá gas tăng cao hơn 8.600đồng/bình 12kg tương đương tăng 53,75%, tăng mạnh nhất trong tháng 2 là 63.000đồng/bình 12kg. Nguyên nhân giá gas trong nước tăng mạnh trong quý là do Trung Quốc đã mở cửa trở lại sau thời gian chống dịch nên nhu cầu từ thị trường này tăng cao. Song song đó, do xung đột giữa các nước lớn trên thế giới đã tác động đẩy giá gas thế giới tăng. Vì vậy, giá gas trong nước tăng theo giá gas thế giới.

Nhóm vật liệu xây dựng các loại tăng 8,72% so với quý cùng kỳ, và tăng 0,77% so với quý trước. Theo ghi nhận do dự kiến có nhiều công trình xây dựng khởi công trong năm nay dẫn đến nhu cầu sử dụng sắt, thép, xi măng tiêu thụ mạnh. Cùng với xi măng, một số nguyên vật liệu xây dựng khác như nhựa đường, đất, cát, đá sẽ có biến động theo chiều hướng tăng trong năm do nguồn cung khan hiếm.

Chỉ số nhóm giáo dục tăng 5,85% do tác động tăng giá học phí của nhóm dịch vụ giáo dục trung học phổ thông ngoài công lập.

Trong quý, đặc biệt là tháng 3 mức giá thu lệ phí vệ sinh môi trường được điều chỉnh tăng giá ở khu vực nông thôn (huyện Phong Điền) nhằm phù hợp với loại hình nông thôn mới, tăng thêm 10.000đ/tháng (tăng 12,25%) đã tác động làm tăng chỉ số giá chung toàn thành phố của nhóm dịch vụ vệ sinh môi trường lên 3,19%.

Dịch vụ phục vụ cá nhân như cắt tóc, gội đầu, dịch vụ chăm sóc cá nhân tăng 6,64% so với quý trước và tăng 9,07% so với quý cùng kỳ do nhu cầu làm đẹp của người dân tăng mạnh trong tháng 1/2023 ở dịp nghỉ Tết Nguyên đán.

Chỉ số giá vàng: Chỉ số giá vàng giảm 0,74% so với tháng trước, giảm 2,21% so với cùng tháng năm trước, tăng 1,15% so với tháng 12 năm trước; Chỉ số giá vàng quý I/2023 tăng 2,54% so với quý trước, tăng 0,66% so với quý cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân do giá vàng tăng giá mạnh ở tháng 02 do lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng đã kéo các nhà đầu tư quay lại với vàng, tài sản trú ẩn an toàn. Nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương cũng được xem là một yếu tố thúc đẩy giá vàng tăng cao. Việc mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc, một trong những quốc gia mua vàng nhiều nhất, cũng đã cải thiện triển vọng nhu cầu kim loại quý này. Thêm vào đó, sự suy yếu của đồng USD và tốc độ tăng lãi suất của Fed chậm lại đang hỗ trợ vàng, vốn được định giá bằng USD. Đồng thời, theo thông lệ hàng năm, ngày Vía Thần tài, nhu cầu mua vàng lấy may của người dân tăng cao kéo theo giá vàng trong nước tăng mạnh. Giá vàng nhẫn sjc ngày 21/3/2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ dao động quanh mức 5.550.000đ/chỉ.

Chỉ số giá đô la Mỹ: Chỉ số giá đô la Mỹ tăng 0,61% so với tháng trước, tăng 3,82% so với cùng tháng năm trước, giảm 1,41% so với tháng 12 năm trước; Chỉ số giá đô la Mỹ quý I/2023 giảm 2,61% so với quý trước, tăng 3,70% so với quý cùng kỳ năm trước, nguyên nhân giảm do chỉ số giá đô la mỹ giảm mạnh trong tháng 01 khi thông tin Trung Quốc sẽ nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19, một bước quan trọng trong việc mở lại biên giới, ngay cả khi các ca nhiễm Covid-19 vẫn tăng đã tác động làm giá USD trong quý giảm so với quý trước. Giá đô la Mỹ ngày 21/3/2023 dao động quanh mức 23.750 đồng/USD. 

6. Giao thông vận tải, bưu chính viễn thông

Năng lực vận chuyển và chất lượng dịch vụ vận tải đường bộ, đường thủy và hàng không cơ bản đã đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Công tác quản lý giá cước vận tải, công khai niêm yết giá cước,... được cơ quan quản lý chú trọng triển khai kiểm tra. Quý I/2023, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tăng 15,17% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó doanh thu vận tải hành khách có mức độ tăng đáng kể (+35,71%), do trong quý trùng vào dp Tết nên lưu lượng hành khách đi lại tăng khá cao.

Tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát tháng 3/2023 ước đạt 234,32 tỷ đồng, tăng 4,28% so với tháng trước và tăng 4,32% so với cùng kỳ. Ước tính quý I/2023, tổng doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát đạt 692,84 tỷ đồng, tăng 15,17% so với cùng kỳ, cụ thể: Vận tải hành khách ước đạt 200,37 tỷ đồng, tăng 35,71% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa ước đạt 351,94 tỷ đồng, tăng 9,39%; dịch vụ kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 122,52 tỷ đồng, tăng 5,68%; dịch vụ bưu chính, chuyển phát ước đạt 18,01 tỷ đồng, tăng 10,93% so cùng kỳ.

Vận tải hành khách: Số hành khách vận chuyển tháng 3/2023 ước đạt 1.535,68 nghìn hành khách, tăng 0,08% so với tháng trước và tăng 33,11% so với cùng kỳ năm trước. Số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 130.836,98 nghìn lượt hành khách.km, tăng 0,08% so với tháng trước, tăng 23% so với cùng kỳ. Quý I/2023, số hành khách vận chuyển ước đạt 5.147,33 nghìn hành khách, tăng 25,18% so với cùng kỳ. Số lượt hành khách luân chuyển ước đạt 474.686,48 nghìn lượt hành khách.km, tăng 20,32% so với cùng kỳ.

Vận tải hàng hóa: Khối lượng hàng hóa vận chuyển tháng 3/2023 ước đạt 510,98 nghìn tấn, tăng 5,53% so với tháng trước và giảm 8,42% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 78.688,21 nghìn tấn.km, tăng 5,69% so với tháng trước và so với cùng kỳ giảm 1,90%. Quý I/2023, khối lượng hàng hóa vận chuyển ước đạt 1.501,80 nghìn tấn, tăng 6,81% so với cùng kỳ. Khối lượng hàng hóa luân chuyển ước đạt 227.298,90 nghìn tấn.km, tăng 18,48% so với cùng kỳ.

Bưu chính, viễn thông: Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng 3/2023 ước đạt 6,27 tỷ đồng, tăng 0,15% so tháng trước và tăng 25,07% so với cùng kỳ. Quý I/2023, doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 18,01 tỷ đồng, tăng 10,93% so cùng kỳ.

7. Tài chính, ngân hàng

a) Thu, chi ngân sách

Ngay từ đầu năm, ngành Thuế đã chỉ đạo quyết liệt các đơn vị tổ chức đánh giá, rà soát lại toàn bộ các khoản thu phát sinh phải nộp trong tháng 01/2023 để xây dựng kế hoạch thu, đôn đốc các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh kịp thời thực hiện kê khai thuế, nộp đúng, đủ, kịp thời số thuế phát sinh phải nộp vào ngân sách theo quy định của pháp luật.

Thu ngân sách Nhà nước: Tổng thu ngân sách nhà nước thực hiện đến ngày 20/3/2023 đạt 3.057,90 tỷ đồng, bằng 18,13% dự toán HĐND thành phố giao, giảm 0,97% so với cùng kỳ. Cụ thể một số khoản thu chính như sau:

- Thu nội địa đạt 2.288,56 tỷ đồng, bằng 21,27% so với dự toán HĐND thành phố giao, giảm 0,51% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu từ doanh nghiệp nhà nước đạt 347,71 tỷ đồng, đạt 23,03% dự toán, giảm 15,95% so với cùng kỳ; thu từ khu vực ngoài nhà nước đạt 516,32 tỷ đồng, đạt 23,84% dự toán, tăng 19,62% so với cùng kỳ; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài đạt 237,28 tỷ đồng, đạt  21,09% dự toán, tăng 20,86% so với cùng kỳ.

- Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 58,01 tỷ đồng, bằng 20,94% so với dự toán HĐND thành phố giao, tăng 24,80% so với cùng kỳ.

Chi ngân sách địa phương: Tổng chi ngân sách địa phương thực hiện đến ngày 20/3/2023 đạt 5.626,77 tỷ đồng, bằng 29,38% dự toán HĐND thành phố giao, tăng 49,19% so với cùng kỳ. Trong đó:

- Chi cho đầu tư phát triển đạt 4.307,49 tỷ đồng, đạt 36,10% dự toán, tăng 80,62% so với cùng kỳ.

- Chi thường xuyên đạt 1.318,41 tỷ đồng, bằng 19,44% dự toán, giảm 4,90% so với cùng kỳ. Trong đó: Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề đạt 507,13 tỷ đồng, bằng 19,35% so với dự toán và tăng 8,32% so với cùng kỳ; chi cho sự nghiệp y tế đạt 74,10 tỷ đồng, bằng 17,65% so với dự toán và tăng 20,23% so với cùng kỳ.

b) Ngân hàng

Trong quý I/2023, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh thành phố Cần Thơ đã tổ chức triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo điều hành về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, bảo đảm sự ổn định, an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác tổng hợp, thống kê, nghiên cứu phân tích kinh tế, tiền tệ để tham mưu cho Thống đốc trong điều hành. Thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của các TCTD trên địa bàn. Giám sát việc thực hiện quy định về quản lý ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng.

Vốn huy động: Đến cuối quý I/2023, vốn huy động ước đạt 105.600 tỷ đồng, tăng  0,10% so với đầu quý. Trong đó: Vốn huy động VNĐ là 103.000 tỷ đồng, chiếm 97,54%, tăng 0,54% và ngoại tệ là 2.600 tỷ đồng, chiếm 2,46%, giảm 14,64% so với đầu quý; Vốn huy động ngắn hạn từ 12 tháng trở xuống là 71.600 tỷ đồng, chiếm 67,80%, giảm 1,23% và vốn huy động trên 12 tháng là 34.000 tỷ đồng, chiếm 32,20%, tăng 3,04% so với đầu quý.

Tổng dư n cho vay: Đến cuối quý I/2023, tổng dư nợ cho vay ước đạt 142.300 tỷ đồng, tăng tăng 0,33% so với đầu quý. Nợ xấu là 2.600 tỷ đồng, chiếm 1,83% tổng dư nợ.

Phân theo loại tiền: Dư nợ cho vay VNĐ 135.300 tỷ đồng, chiếm 95,08%, tăng 0,08% so với đầu quý; dư nợ cho vay ngoại tệ 7.000 tỷ đồng, chiếm 4,92% tổng dư nợ cho vay, tăng 5,29% so với đầu quý.

Phân theo thời hạn: Dư nợ cho vay ngắn hạn 84.700 tỷ đồng, chiếm 59,52%, tăng 0,35% so với đầu quý; dư nợ cho vay trung dài hạn 57.600 tỷ đồng, chiếm 40,48% tổng dư nợ cho vay, tăng 0,29% so với đầu quý.

Phân theo chương trình tín dụng:

Cho vay phát triển nông nghip, nông thôn: dư n là 43.200 t đồng, chiếm 30,36% tng dư n, tăng 4,16% so vi đầu quý.

Cho vay xuất khu: dư n là 14.500 t đồng, chiếm 10,19% tng dư n, tăng 6,74% so vi đầu quý.

Cho vay hỗ tr doanh nghip nh và va: dư n là 32.600 t đồng, chiếm 22,91% tng dư n, tăng 1,25% so vi đầu quý.

Cho vay công nghiệp h tr: dư n là 210 t đồng, chiếm 0,15%, tăng 21,39% so vi đầu quý.

Cho vay doanh nghiệp ng dng công ngh cao: dư n là 100 t đồng, chiếm 0,07%, tăng 5,26% so vi đầu quý.

Cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thy sn: dư n là 11.700 t đồng, chiếm 8,22% tng dư n, tăng 0,79% so vi đầu quý, trong đó dư n cho vay nuôi trng, chế biến cá tra là 6.100 t đồng, gim 3,63% so vi đầu quý.

Cho vay thu mua lúa, gạo: dư n là 15.000 t đồng, chiếm 10,54%, gim 5,79% so vi đầu quý.

8. Các vấn đề xã hội

a) Lao động, việc làm

Lực lượng lao động của thành phố Cần Thơ trong quý IV/2022 là 619.996 lao động, ước quý I/2023 tăng khoảng 1,1% tương đương tăng khoảng 6.820 lao động so với quý IV/2022. Thị trường lao động có nhiều tín hiệu tích cực, thành phố Cần Thơ không chỉ thúc đẩy xây dựng nông thôn mới gắn liền với phát triển đô thị, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo xu thế nông nghiệp cao mà còn gắn với tiến trình đô thị hóa nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng phát triển bền vững. Lao động có việc làm của thành phố trong quý IV/2022 là 595.916 lao động, ước quý I/2023 tăng khoảng 1,0% tương đương 5.959 lao động.

Thành phố đã chủ động khảo sát, dự báo thị trường lao động; đẩy mạnh việc kết nối hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động bằng nhiều hình thức như tư vấn trực tiếp, tư vấn online; tuyên truyền, quảng bá giao dịch việc làm thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội; tổ chức các ngày hội việc làm; tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động tại các trường học, địa phương.

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu người lao động, việc tìm người - người tìm việc thành phố Cần Thơ năm 2023. Tổ chức Phiên Giao dịch việc làm trực tuyến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố lân cận. Thu thập 2.946 chỗ việc làm trống của doanh nghiệp, thu thập thông tin của 758 lượt lao động có nhu cầu tìm việc cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm thống kê thực trạng thị trường lao động. Về số lượng hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tháng 3/2023 là 848 hồ sơ tăng 70,28% so với tháng báo cáo liền trước (498 hồ sơ), giảm 8,32% so với cùng kỳ báo cáo năm 2022 (925 hồ sơ). Số lượng hồ sơ tăng cao so với tháng 02/2023 do thời gian gần đây một số doanh nghiệp thiếu đơn hàng để sản xuất dẫn đến phải cắt giảm nhân sự, số lượng người lao động bị mất việc làm tăng cao.

b) Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội

 - Tình hình đời sống dân cư

Trong quý I năm nay, đời sống cán bộ, công chức và người lao động hưởng lương trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã được lãnh đạo các cấp quan tâm, hỗ trợ về đời sống nhưng giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng thì thu nhập của đại đa số người lao động (NLĐ) vẫn còn tương đối khó khăn.

Để hỗ trợ phần nào cho đời sống của cán bộ, công chức và người lao động thì Liên đoàn Lao động thành phố tổ chức chương trình "Chợ Tết công đoàn năm 2023", với chủ đề  "Tết Sum vầy - Xuân gắn kết", để chăm lo tết cho đoàn viên công đoàn và người lao động với sự tham gia của khoảng 30 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố tham gia bán hàng giảm giá từ 10-30% giá niêm yết trên sản phẩm, các gian hàng “không” đồng; tư vấn pháp luật cho NLĐ; thay nhớt xe miễn phí cho công nhân, NLĐ. Bên cạnh đó còn có các hoạt động văn hóa, văn nghệ; bốc thăm trúng thưởng với các món quà giá trị, vận động Công ty TNHH Hồng Đức tặng xe Honda cho 01 đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn trị giá gần 20 triệu đồng thu hút hơn 5.000 đoàn viên, người lao động đến tham dự và mua sắm nhằm tạo sân chơi lành mạnh, góp phần động viên và niềm phấn khởi cho NLĐ nhân dịp xuân về. Qua đó, Thủ Tướng Chính phủ, Liên đoàn Lao động thành phố và các cấp công đoàn trao 71.885 phần quà với tổng số tiền 26 tỷ 811,870 triệu đồng (trong đó: Kinh phí Tổng Liên đoàn hỗ trợ 285 triệu; Ủy ban nhân dân thành phố hỗ trợ 01 tỷ; kinh phí Công đoàn thành phố 1,64 tỷ; kinh phí Công đoàn cấp trên 1,3 tỷ; kinh phí CĐCS và vận động xã hội hoá của đơn vị, doanh nghiệp 22 tỷ 481,200 triệu đồng).

Ban Quản lý quỹ Tấm lòng vàng Cần Thơ bàn giao 08 Mái ấm Công đoàn. Trợ cấp khó khăn 03 trường hợp đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo số tiền 8 triệu đồng. Các cấp công đoàn tổ chức thăm và hỗ trợ 415 suất quà cho cán bộ công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn bệnh hiểm nghèo tổng số tiền 144,66 triệu đồng. Quỹ Tương trợ Công đoàn hỗ trợ cho 40 trường hợp (nằm viện, nghỉ hưu, tang chế…) với tổng số tiền 37 triệu đồng. Tham dự “Chương trình giao lưu nghệ thuật gây quỹ hỗ trợ bệnh nhân ung thư nghèo”, Liên đoàn Lao động thành phố hỗ trợ 10 triệu đồng (từ nguồn xã hội hóa), Nhà Văn hóa lao động hỗ trợ 5 triệu đồng.

 - An sinh xã hội

Tết Quý Mão 2023, thành phố Cần Thơ tổ chức thăm, tặng quà Tết cho 62.939 lượt đối tượng với tổng kinh phí 62 tỷ 792,2 triệu đồng; trong đó: ngân sách Trung ương tặng quà Tết cho 8.920 người, số tiền: 2 tỷ 724,3 triệu đồng; ngân sách thành phố tặng quà Tết cho 54.019 người, số tiền: 60 tỷ 067,9 triệu đồng (tăng 04 tỷ đồng so với năm 2022, với mức trợ cấp cao nhất là 1,5 triệu đồng/người và thấp nhất là 900 nghìn đồng/người).

Ngoài các phần quà từ nguồn ngân sách, các địa phương, các tổ chức, đoàn thể đã vận động xã hội hóa trợ giúp 95.550 phần quà (trung bình mỗi phần quà trị giá gần 400 nghìn đồng) cho người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng yếu thế khác với tổng số tiền trên 37 tỷ 545 triệu đồng.

Trợ cấp thường xuyên cho hơn 123.000 lượt đối tượng bảo trợ xã hội ngoài cộng đồng với số tiền hơn 71 tỷ đồng. Tổng hợp danh sách người cao tuổi 90 tuổi và 100 tuổi trình Chủ tịch nước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tặng Thiệp chúc thọ năm 2023. Tổ chức đưa Đoàn Người có công với cách mạng tiêu biểu tham quan Thủ đô Hà Nội và Khu Di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc.

 Phối hợp UBND quận, huyện đã bàn giao 04 căn nhà tình nghĩa xây mới ở quận Thốt Nốt nhân dịp Tết Quân dân năm 2023 và dự Lễ khởi công xây dựng 06 căn nhà tình nghĩa ở quận Ô Môn từ nguồn hỗ trợ của Công ty TNHH nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Cần Thơ; Tiếp tục rà soát khảo sát nhà tình nghĩa cho người có công cách mạng có khó khăn về nhà ở bị xuống cấp cần xây dựng mới tại huyện Thới Lai (10 căn) và quận Bình Thủy (01 căn); khảo sát và xét chọn xây dựng 01 căn nhà tình nghĩa từ nguồn vận động của Cục kỹ thuật Hải quân.

Kiện toàn Ban điều hành bảo vệ, chăm sóc trẻ em thành phố. Rà soát, lựa chọn đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn nhận 200 suất quà của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, tổng trị giá 200 triệu đồng; kết hợp trao 90 sổ tiết kiệm cho trẻ em mồ côi bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn, tổng trị giá 360 triệu đồng, do Nhóm Những người yêu Sài Gòn tài trợ. Rà soát, lập danh sách và ghi hình trẻ em có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập tham gia chương trình “Cặp lá yêu thương”; rà soát, đăng ký 485 trẻ em sống tại các cơ sở trợ giúp xã hội, giáo dục chuyên biệt tham gia chương trình “Quỹ sữa vươn cao Việt Nam”.

c) Y tế và chăm sóc sức khỏe người dân

Tình hình dịch bệnh: Tính từ ngày 15/02/2023 đến ngày 14/03/2023, thành phố Cần Thơ ghi nhận 295 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 84 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, lũy kế 03 tháng ghi nhận 580 trường hợp mắc; tay chân miệng ghi nhận 40 trường hợp mắc, tăng 03 trường hợp so với tháng trước, không có tử vong, lũy kế 03 tháng ghi nhận 95 trường hợp mắc; sởi và sốt phát ban nghi sởi không ghi nhận trường hợp mắc, không tăng giảm so với tháng trước, lũy kế 03 tháng không ghi nhận trường hợp mắc; tiêu chảy 1.155 trường hợp, tăng 42,8% so với tháng trước, lũy kế 03 tháng ghi nhận 2.742 trường hợp mắc.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19: Trong tháng không ghi nhận  trường hợp mắc, không có trường hợp tử vong; không tăng giảm so với tháng trước. Từ đầu năm đến nay ghi nhận 01 trường hợp mắc. Ngành Y tế tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong tình hình mới theo phương châm thích ứng an toàn, linh hoạt, cụ thể:

Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện Kế hoạch xét nghiệm tầm soát trọng điểm phát hiện sớm Covid-19 trong cộng đồng vào tháng 01 và tháng 3 năm 2023.

Theo dõi, giám sát và thực hiện thường trực phòng chống dịch trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát chiến dịch phòng, chống dịch chủ động tháng 01 năm 2023 tại thành phố Cần Thơ.

Phối hợp các sở ngành tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 và đẩy mạnh công tác truyền thông y tế, lồng ghép các hoạt động tuyên truyền phòng, chống dịch vào các hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị đến từng cán bộ, công chức, viên chức và người dân qua nhiều phương tiện, hình thức.

Công tác tiêm chủng phòng Covid-19 tiếp tục được quan tâm; tham mưu Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố phân bổ vắc xin cho các quận, huyện. Tổ chức tiêm an toàn, đảm bảo tiến độ; đồng thời phối hợp các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương tích cực vận động người dân tiêm chủng. Tiếp tục triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Tính đến ngày 14/3/2023, có 3.603.208 liều vắc xin phòng Covid-19 được tiêm cho người dân trên địa bàn (đạt 104% số liều được phân bổ), cơ bản hoàn thành việc tiêm đủ 02 liều cơ bản cho dân số từ 12 tuổi trở lên và mũi 1 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tỷ lệ tiêm mũi 3,4 cho người dân từ 18 tuổi trở lên lần lượt đạt 76,8% và 86,8%. Tỷ lệ trẻ từ 12 đến 17 tuổi tiêm mũi 3 đạt 72,9%. Tỷ lệ trẻ từ 5 - 11 tuổi được tiêm mũi 2 là 100%.

Công tác y tế dự phòng khác: Tăng cường công tác giám sát viêm phổi nặng do vi rút. Nhắc nhở các đơn vị trên địa bàn thành phố tăng cường phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm khác (tay chân miệng, cúm A (H5N1), viêm phổi nặng, liên cầu lợn trên người).

Ban hành Kế hoạch tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống sốt xuất huyết, Zika dựa vào cộng đồng tháng 3 năm 2023, kế hoạch sử dụng vắc xin cúm mùa cho nhân viên y tế thành phố Cần Thơ năm 2023.

 Công tác phòng, chống HIV/AIDS: Lũy tích số người nhiễm HIV phát hiện được là 7.313 trường hợp. Trong đó, tử vong 2.698 trường hợp, số nhiễm HIV còn sống 4.615 trường hợp. Điều trị ARV cho 4.890 trường hợp, điều trị Methadone cho 318 trường hợp.

Công tác an toàn vệ sinh thực phẩm: Trong tháng không ghi nhận vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn thành phố.

d) Giáo dục và Đào tạo

Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ; Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Sức khỏe học đường trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025.

Triển khai văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục triển khai chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em năm 2023; Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 năm 2023.

Kết quả Kỳ thi chọn HS giỏi trung học phổ thông (THPT) cấp quốc gia năm 2023, thành phố đạt 25 giải (08 giải Nhì, 10 giải Ba và 07 giải Khuyến khích).

Tổ chức Kỳ thi chọn học sinh (HS) giỏi THPT theo chương trình giáo dục THPT và GDTX cấp thành phố năm học 2022 - 2023; Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học năm học 2022 - 2023; Kỳ thi nghề phổ thông khóa tháng 3/2023; Hội thi Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi THPT cấp thành phố năm học 2022 - 2023; Hội thi Giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh giỏi cấp thành phố năm học 2022 - 2023; Hội thi Giáo viên dạy giỏi cấp tiểu học thành phố Cần Thơ năm học 2022 - 2023; Thi chọn học sinh giỏi lý thuyết THPT cấp thành phố năm học 2022 - 2023. 

 Tổ chức Hội nghị sơ kết tình hình triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” giai đoạn 2018 - 2025; Ngày hội Giáo dục STEM và Hội nghị triển khai Giáo dục STEM cấp tiểu học thành phố Cần Thơ. Tham dự Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp toàn quốc.

e) Hoạt động văn hóa, thể thao

-  Lĩnh vực văn hóa

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Cần Thơ thực hiện chương trình Chuyện văn hóa 06 kỳ phát trên sóng truyền hình thành phố Cần Thơ. Phối hợp Báo Cần Thơ thực hiện trang “Văn hóa cơ sở” 12 kỳ và phát hành đến 599 ấp, khu vực.

          Thư viện: Bổ sung 2.402 bản sách, đạt 8% kế hoạch năm; phục vụ 789.847 lượt người, đạt 26% kế hoạch năm và 1.861.015 lượt thông tin tài liệu. Tổ chức Hội Báo Xuân và cuộc thi Ấn phẩm Xuân Quý Mão 2023 thành phố Cần Thơ.

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Tổ chức phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng thành phố, di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ Vua Hùng thành phố Cần Thơ với 162.151 lượt khách, đạt 81,07% kế hoạch năm. Thực hiện hồ sơ khoa học của 57 hiện vật, đạt 28,5% kế hoạch năm. Tổ chức chương trình “Sắc xuân miệt vườn”. Thực hiện công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường năm học 2022 - 2023. 

Hoạt động nghệ thuật (liên hoan, hội thi, hội diễn): Tổ chức Liên hoan “Ca nhạc, ca cổ, tiểu phẩm Xuân” thành phố Cần Thơ lần thứ XIII năm 2023, kết quả trao 79 giải. Tổ chức các chương trình nghệ thuật: Chào năm mới 2023; Họp mặt kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2023); Đón giao thừa “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Mão 2023” và kỷ niệm 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968; Chương trình nghệ thuật phục vụ tại Vườn hoa nghệ thuật; chương trình văn nghệ phục vụ Nhân dân “Mừng Đảng quang vinh - Mừng Xuân Quý Mão 2023”. Thực hiện 04 chương trình “Sân chơi Đờn ca tài tử”, vào Chủ nhật hàng tuần tại nhà tròn bến Ninh Kiều; 06 chương trình nghệ thuật định kỳ tại bến Ninh Kiều vào thứ Bảy hàng tuần.

Nhà hát Tây Đô: Tổ chức biểu diễn 25 suất, đạt 50% kế hoạch năm và phục vụ khoảng 21.700 lượt người xem, đạt 86,8% kế hoạch năm.

-  Thể dục, thể thao

Thể dục, thể thao quần chúng: Phát triển Thể dục thể thao cho mọi người trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023; Tổ chức Lễ phát động cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” kết hợp tổ chức tháng hoạt động thể dục thể thao cho mọi người và ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023. Tổ chức lớp bơi phòng, chống đuối nước cho học sinh, trẻ em trên địa bàn thành phố Cần Thơ năm 2023. Tổ chức giải Lân Sư Rồng thành phố mở rộng lần thứ I năm 2023. Chuẩn bị tổ chức giải Việt dã thành phố Cần thơ lần thứ II năm 2023; các hoạt động chào mừng kỷ niệm 77 năm Ngày Thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2023); giải Đẩy gậy - Kéo co thành phố Cần Thơ lần thứ I năm 2023.

Thể thao thành tích cao: Tổ chức Lễ tổng kết Đoàn thể thao thành phố Cần Thơ tham dự Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022. Tổ chức Giải đua xe mô tô toàn quốc “Tranh cúp Liên đoàn Xe đạp - Mô tô thể thao năm 2023”. Từ đầu năm đến nay, cử 15 HLV, 99 lượt VĐV (25 nữ) tham dự 07 giải thể thao, đạt 42 huy chương các loại: 11HCV - 08 HCB - 23 HCĐ (trong đó 01 HCV tại giải vô địch và vô địch trẻ Judo Đông Nam Á năm 2023 tại Malaysia; 01 HCB, 01 HCĐ tại giải Vô địch Boxing U22 Châu Á năm 2023 tại Thái Lan).

f) Tình hình trật tự an toàn xã hội

Theo báo cáo của Ban An toàn giao thông thành phố Cần Thơ (từ ngày 15/02/2023 đến ngày 14/03/2023) trên địa bàn thành phố đã xảy ra 01 vụ tai nạn giao thông đường bộ, chết 01 người, không có người bị thương. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ giảm 04, số người chết giảm 05 người, số người bị thương giảm 04 người. Lũy kế 03 tháng thành phố đã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông (09 vụ đường bộ, 01 vụ đường thủy), làm chết 09 người (08 người đường bộ, 01 người đường thủy) và 01 người bị thương đường bộ.

Tình hình cháy, nổ tháng 03/2023 (từ ngày 15/02/2023 đến 14/03/2023) trên địa bàn thành phố Cần Thơ không xảy ra vụ cháy, vụ nổ. So với cùng kỳ, giảm 02 vụ cháy, số vụ nổ tương đương (không xảy ra). Lũy kế 03 tháng số vụ cháy là 01 vụ, không xảy ra vụ nổ.

g) Tình hình môi trường

- Vi phạm môi trường: Trong tháng Ba, số vụ vi phạm về môi trường đã phát hiện là 01 vụ, số vụ đã xử lý là chưa xử lý vụ nào, hiện vụ việc đang xác minh làm rõ. So với cùng kỳ năm trước giảm 01 vụ. Lũy kế 03 tháng, số vụ vi phạm đã phát hiện là 08 vụ, số vụ đã xử lý là 04 vụ, với tổng số tiền xử phạt là 15,25 triệu đồng.

- Về thiên tai: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong tháng 03 năm 2023, chưa phát sinh vụ thiên tai nào. So với cùng kỳ năm trước, số vụ thiên tai mưa lớn, lốc, sét, sạt lở không tăng, không giảm. Lũy kế 03 tháng, số vụ thiên tai xảy ra là 01 vụ sạt lở.

CỤC THỐNG KÊ THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Các tin khác
Tình hình KT-XH tháng 5 năm 2023 - 25/05/2023
Tình hình KT-XH tháng 04 năm 2023 - 26/04/2023
Tình hình KT-XH tháng 02 năm 2023 - 28/02/2023
Tình hình KT-XH tháng 01 năm 2023 - 30/01/2023
Tình hình KT-XH quý IV và năm 2022 - 27/12/2022
Tình hình KT-XH tháng 11 năm 2022 - 25/11/2022
Tình hình KT-XH tháng 10 năm 2022 - 25/10/2022
Tình hình KT-XH quý III và 9 tháng năm 2022 - 26/09/2022
Tình hình KT-XH tháng 08 năm 2022 - 24/08/2022
Tình hình KT-XH tháng 07 năm 2022 - 25/07/2022